Có 3 quyết định tài chính ở tuổi 20 giúp cuộc sống của tôi tốt hơn, may mắn nhất là không đầu tư chứng khoán
Tôi chọn tiết kiệm để trả nợ, mua nhà và chỉ đầu tư khi tài chính đã ổn định.
- 11-08-2021Từ 20 – 60 tuổi cần có chiến lược quản lý tiền bạc, làm càng tốt càng sớm "tự do": 20 lập kế hoạch, 30 đầu tư, 40 mở rộng kinh doanh và tuổi nào cũng cần điều này
- 11-08-2021Chàng trai 20 tuổi trúng độc đắc 41 tỷ đồng, tiền nhiều để đi ăn 20.000 nhà hàng và cái kết không ai ngờ: Khi thực sự hết tiền, cuộc đời mới đổi thay!
- 07-07-2021Thoát "án nợ" gần 4 tỷ đồng ở tuổi 20, chuyên gia tài chính chỉ ra 5 lời khuyên đắt giá về đầu tư giúp thay đổi túi tiền của bạn: Dài hạn và nhất quán là điều quan trọng!
Tôi hiện tại đã 32 tuổi. Việc thoải mái trong vấn đề tiền bạc ở thời điểm này tôi nghĩ phụ thuộc vào 3 quyết định đúng đắn nhất.
1. Không đầu tư vào chứng khoán
2. Chăm chỉ tiết kiệm
3. Có thu nhập từ một công việc phụ
3 điều này đã giúp tài chính của tôi tăng lên, không thâm hụt, không rủi ro. Sau 12 năm, số tiền này giúp tôi thoải mái hơn trong cuộc sống, bớt lo nghĩ. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về 3 quyết định này của tôi.
1. Không đầu tư vào chứng khoán
Theo tôi, việc lựa chọn không đầu tư vào chứng khoán là quyết định sáng suốt.
Nhiều người cho rằng, muốn tăng tiền nhanh nhất chính là mang đi đầu tư. Cũng có nhiều người bất ngờ khi nghe tôi nói rằng việc thoải mái tài chính ở thời điểm hiện tại của tôi một phần lớn là nhờ không mang tiền đi đầu tư.
Thực ra tôi đầu tư rất nhiều khi vào tuổi 20 của mình, chỉ là không đầu tư vào thị trường chứng khoán. Thay vào đó, tôi đầu tư vào vốn kiến thức cho bản thân bởi tôi nghĩ đó là khả năng tăng thu nhập nhanh chóng nhất.
Vì vậy, tôi đã đầu tư và chấp nhận nợ 50.000 USD (1,1 tỷ) để lấy tấm bằng cao học kinh tế.
13 tháng sau, thu nhập của tôi đã tăng gấp đôi. Và, tôi cũng được hưởng các quyền lợi cơ bản cũng như lương hưu. Và đó quyền lợi tôi có được khi đang ở độ tuổi 25.
Số tiền này các bạn trẻ có thể để đầu tư nhưng tôi thì không, bởi 3 lý do sau
- Tôi có một khoản nợ với lãi suất 5%.
- Tôi cần đóng khoản trợ cấp lương hưu và tôi cũng cần tiết kiệm để nghỉ hưu sớm.
- Cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng đến gia đình tôi vào năm 2008 - 2009 ngay trước đó khiến tôi vẫn còn sợ hãi.
2. Lựa chọn cách sống tiết kiệm
Nhờ sống tiết kiệm mà tôi mua được nhà.
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi có khả năng mua một chiếc ô tô đẹp và thuê một căn hộ lớn hơn, nhưng không làm như vậy. Tôi tiếp tục nếp sống hồi sinh viên.
Điều này giúp tôi có tiền để nhanh chóng trả hết nợ sinh viên, mua nhà và trang trải chi phí sinh hoạt.
Thời điểm hiện tại, giá nhà đã tăng gấp đôi so với 5 năm trước. Điều đó có nghĩa là nếu giờ tôi mới mua nhà thì khoản tiền thế chấp mà tôi phải trả cũng sẽ tăng gấp đôi. Tôi cũng biết phải mua nhà trước khi giá cả tăng cao.
Tôi có thể làm được những điều này đều nhờ vào việc chấp nhận sống tiết kiệm.
3. Làm thêm một công việc phụ
Tôi đã viết văn được ba năm, công việc này đủ để tôi trang trải chi phí sinh hoạt của mình.
Đối với tôi, làm thêm một công việc phụ cũng là một lựa chọn sáng suốt để gia tăng thu nhập. Nếu có hai nguồn thu nhập và mỗi nguồn có thể giúp trang trải các chi phí sinh hoạt cơ bản thì tôi sẽ ít phải dùng đến quỹ khẩn cấp.
Tôi đã viết văn được ba năm, công việc này đủ để tôi trang trải chi phí sinh hoạt của mình. Còn tiền trong quỹ khẩn cấp kia hiện tại tôi không cần dùng đến nên đã mang đi đầu tư.
Công việc phụ giờ đây không thể thiếu được với tôi vì hai lý do:
- Càng kiếm được nhiều tiền từ công việc phụ thì tôi càng có thể đầu tư nhiều hơn và cuộc sống của tôi sẽ trở nên dễ dàng hơn.
- Công việc phụ khiến tôi yêu thích và cũng cho phép tôi làm việc trong khoảng thời gian tự do.
Tôi sẽ tiếp tục công việc viết lách này vì nó giúp tôi tăng thu nhập của mình và tiếp thêm sức mạnh để đạt được mục tiêu tài chính.
Theo MD
Nhịp sống Việt