MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Có bao nhiêu tiền cũng không đủ tiêu: Học ngay cách đơn giản này để “vực” tình trạng tài chính khỏi quỹ đạo nợ nần!

08-08-2019 - 06:49 AM | Sống

Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng chỉ cần làm đúng cách, cuộc sống của bạn sẽ thoải mái hơn rất nhiều.

Nếu cảm thấy các mục tiêu tài chính nằm ngoài tầm với, hãy bình tĩnh: Bạn không nhất thiết phải có nhiều tiền hơn để cảm thấy giàu có.

Nhưng bạn cần phải xem xét kỹ thói quen chi tiêu của mình, theo Dan Ariely, trưởng kinh tế học hành vi tại ứng dụng tài chính cá nhân Qapital, đồng thời là giáo sư tại Đại học Duke.

"Về cơ bản chúng ta là những sinh vật tuân theo thói quen. Rất nhiều điều chúng ta làm là bởi vì đã thực hiện nó trước đây," Ari Ariely nói.

Bằng việc cắt giảm những chi tiêu không cần thiết, thói quen cộng dồn theo thời gian, bạn có thể mang đến sự thay đổi lớn cho tình hình tài chính của mình.

Hãy bắt đầu với những lời khuyên này để kiểm tra thói quen nào bạn muốn giữ và thói quen nào cần thay đổi.

Lên kế hoạch cho những chi tiêu thường xuyên

Có bao nhiêu tiền cũng không đủ chi tiêu: Đây là cách đơn giản giúp tình trạng tài chính của bạn “vực dậy” khỏi quỹ đạo nợ nần! - Ảnh 1.

Bạn thường nghĩ về việc dành ra một khoản tiền cho các chi phí định kỳ, chúng chiếm phần lớn thu nhập của bạn, chẳng hạn như thế chấp hoặc hóa đơn học phí hàng năm cho con bạn.

Nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể thực hiện những ý định đó. Bởi vì bạn còn có chi tiêu hàng ngày, hàng tuần, hai tuần một lần, hàng tháng và hàng năm phải đắn đo suy tính. Và những chi phí đó có thể làm bạn chùn bước, Ariely nói.

Ariely đưa ra ví dụ, có hai người có cùng thu nhập và khoản tiền phải thanh toán thế chấp. Người đầu tiên trả tiền thế chấp vào ngày đầu tiên của tháng, người thứ hai trả tiền thế chấp vào ngày 20. Như vậy, người thứ hai sẽ cảm thấy giàu có hơn trong 19 ngày đầu tiên.

"Họ không thực sự giàu có hơn. Nhưng đó là cảm giác tiền vẫn còn bên mình". Ariely nói.

Một cách để giúp cuộc sống đỡ bí bách là thanh toán hóa đơn ngay khi bạn nhận được tiền lương. Ngoài ra bạn có thể thiết lập các tài khoản riêng cho những chi phí lớn đó.

Điều đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về số tiền bạn thực sự có. Và bạn sẽ ít có khả năng bội chi, Ariely tiết lộ.

Đánh giá lại chi tiêu của bạn

Có bao nhiêu tiền cũng không đủ chi tiêu: Đây là cách đơn giản giúp tình trạng tài chính của bạn “vực dậy” khỏi quỹ đạo nợ nần! - Ảnh 2.

Có thể trước đây bạn từng nghe về việc dự thảo ngân sách nhưng công việc này cũng có thể gặp một số khó khăn. Ví dụ, chi tiêu cho cà phê phải được xếp vào một loại, chi phí đi siêu thị lại được xếp vào loại khác.

Nếu gộp tất cả các chi tiêu tùy ý lại với nhau thì sẽ dễ dàng hơn.

Bằng cách đó, nếu bạn kết hợp hai khoản chi tiêu với nhau, chẳng hạn như gộp chi phí đi nhà hàng và chi phí cho kỳ nghỉ của bạn, bạn có thể theo dõi tốt hơn cách mà hai mục tiêu cạnh tranh với nhau. "Như vậy bây giờ tôi đã hiểu tiền đến từ đâu. Nếu tôi ăn ở ngoài nhiều hơn, số tiền đó hẳn là đến từ khoản tiền cho kỳ nghỉ của tôi." Ariely nói.

Ngoài ra hãy đảm bảo suy tính kỹ lại những lần mua hàng khiến bạn hối tiếc nhất. Ví dụ, nếu bạn tốn quá nhiều tiền cho những bữa ăn ở ngoài, hãy thử đến một nhà hàng rẻ hơn, Ariely đề xuất.

Cũng có thể bạn cần sử dụng thẻ nợ trả trước, chẳng hạn như 500 đô la cho mỗi ngày thứ Hai hàng tuần sẽ giúp hạn chế chi tiêu mỗi tuần của bạn, Ariely gợi ý.

Minh Hà

CNBC

Trở lên trên