Cô gái Việt ở Hà Lan kể các kiểu "sống chung" ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới, không cần đăng ký kết hôn mà vẫn có quốc tịch mới lạ!
Hot TikToker, người đã sống ở Hà Lan một thời gian dài, chia sẻ một điều nhỏ nhưng cực thú vị về luật pháp ở Hà Lan. Đó chính là vấn đề sống chung của các cặp đôi.
- 01-09-20216 điều bạn có thể học từ đất nước Thụy Sĩ - một trong những nơi hạnh phúc và đáng sống nhất thế giới
- 28-06-2021Chuyện chống dịch Covid-19 "lạ đời" ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới: Chỉ có duy nhất 1 ca tử vong, nhà vua băng rừng lội suối chỉ đạo tận nơi
- 19-01-2021Loạt ảnh lý giải vì sao Thụy Điển là đất nước hạnh phúc nhất thế giới, từng chi tiết trong đời sống đều khác biệt và tuyệt vời như thế này
Nhắc đến Hà Lan là người ta nghĩ ngay đến những ruộng hoa tulip bạt ngàn, những chiếc cối xay gió nhẹ nhàng quay như những gã khổng lồ hiền từ trên các thảo nguyên xanh cỏ và đặc biệt là nụ cười của những đứa trẻ luôn được xem là "những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế giới". Hà Lan từ lâu đã được xem là quốc gia đáng sống với thiên nhiên tươi đẹp, con người chan hòa và phúc lợi xã hội thì... miễn chê.
Ảnh minh họa
Ở quốc gia nào cũng vậy, các đạo luật được đưa ra đảm bảo cuộc sống yên bình, hạnh phúc cho mọi người dân. Và cũng vì đặc điểm kinh tế - xã hội khác nhau mà mỗi quốc gia lại có những luật riêng, thậm chí kỳ quặc với người dân ở nước khác nhưng dù sao đi nữa, tất cả đều hướng đến mục đích chung là hạnh phúc cho mọi người.
Mới đây, hot TikToker với tài khoản @Ngabenl (sở hữu gần 30.000 lượt theo dõi và gần 300.000 lượt thích), người đã sống ở Hà Lan một thời gian dài, chia sẻ một điều nhỏ nhưng cực thú vị về luật pháp ở Hà Lan. Đó chính là vấn đề "sống chung".
Bạn Nga nói trong video: "Mọi người có biết là ở Hà Lan có 3 loại sống chung:
- Sống chung không có ràng buộc (living together)
- Sống chung có ràng buộc (registered partnership)
- Sống chung theo diện kết hôn vợ chồng (marriage)
Loại thứ nhất, sống chung không có ràng buộc (living together) giống như "sống thử". Mọi người đăng ký cùng một địa chỉ và sống chung với nhau. Còn mối quan hệ thì không được pháp luật công nhận. Hay ở chỗ là nếu bạn sống chung như thế này đủ 3 năm ở Hà Lan, thì sẽ đủ điều kiện để thi quốc tịch và nhập tịch nhưng mà bạn phải từ bỏ quốc tịch Việt Nam.
Loại thứ hai và loại thứ ba, ngoài việc đăng ký cùng một địa chỉ, bạn còn phải đi làm thủ tục để được pháp luật công nhận mối quan hệ.
Tuy nhiên, mọi người lưu ý với loại thứ 2, mặc dù được pháp luật Hà Lan công nhận nhưng một số nước không công nhận (trong đó có Việt Nam). Vậy nên, nếu bạn là người Việt đăng ký loại thứ 2 với người Hà Lan, thì khi các bạn sang Việt Nam, người bạn Hà Lan đó sẽ không xin được miễn thị thực 5 năm để nhập cảnh vào Việt Nam.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa loại thứ 2 và thứ 3 là mức độ rườm rà của thủ tục khi 2 người quyết định chấm dứt mối quan hệ. Nếu như ly hôn phải có giai đoạn ly thân và có giấy ra tòa thì ở loại thứ 2, nếu 2 người không có con cái chung thì chỉ cần chia tay trên giấy tờ là đủ. Vậy nên, ở Hà Lan bây giờ, rất nhiều người chọn loại thứ 2 thay vì đăng ký kết hôn theo kiểu truyền thống.
Còn về tài sản trước hôn nhân và sau hôn nhân thì cả 2 loại đều như nhau. Nếu cặp đôi không muốn chia mặc định theo luật thì 2 người sẽ ra công chứng để ký hợp đồng sống chung (hay còn gọi là hợp đồng hôn nhân). Ví dụ, trong hợp đồng nêu rõ, khi chia tay thì tài sản của ai người nấy giữ, nợ của ai người nấy trả, không chia đôi thứ gì.
Còn một điểm nữa, ở loại thứ 2 và thứ 3, khi người ngoại quốc muốn xin quốc tịch Hà Lan thì không cần phải từ bỏ quốc tịch".
Nguồn: TikTok
Pháp luật và bạn đọc