Có hay không việc mắc ung thư do nước sinh hoạt? BS cảnh báo những nơi có nguy cơ
Theo chuyên gia việc dùng nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo có thể dẫn tới hệ luỵ mắc căn bệnh ung thư.
- 19-01-20214 loại thực phẩm dễ gây ra nguy cơ mắc ung thư vú nhưng vẫn xuất hiện trên bàn ăn hàng ngày
- 19-01-2021Danh nhân 102 tuổi: 6 điều đơn giản để sống "xuyên thế kỷ", thuận tự nhiên là điều số 1
- 19-01-2021Nằm trong "danh sách đen" của WHO, đây là chất gây ung thư nhóm 1, ẩn chứa trong 2 loại thực phẩm nhà bạn thường ăn
TS.BS Nguyễn Hữu Quang, Phó trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho hay, thời gian gần đây khoa thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân mắc ung thư da do nhiễm độc asen.
Điển hình gần đây nhất là trường hợp bệnh nhân N.H.T (45 tuổi), khai thác tiền sử của bệnh nhân có sử dụng giếng khoan từ rất lâu. Bệnh nhân có những biểu hiện đa ung thư da, nhiều khối u trên da.
Bệnh nhân tới trong tình trạng toàn thân rát đỏ, có nhiều mụn dày như mụn cơm ranh giới không rõ. Bệnh nhân đã đi khám ở các cơ sở dưới được chẩn đoán viêm da, nhưng điều trị không thuyên giảm. Sau đó bệnh nhân đã tới Bệnh viện Da liễu Trung ương khám và được chẩn đoán ung thư da.
Bác sĩ da liễu đang khám cho bệnh nhân.
Bác sĩ Quang cho hay: "Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tế bào vảy. Theo kinh nghiệm chúng tôi nghĩ nhiều tới nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm độc kim loại nặng từ nguồn nước ăn uống. Rất may cho bệnh nhân ung thư của bệnh nhân là thể tại chỗ. Vì vậy, bệnh nhân phẫu thuật có thể kiểm soát được bệnh, không nguy hại".
Khác thác thêm bệnh nhân bác sĩ phát hiện thêm cách đây khoảng 2-3 năm, bệnh nhân đã từng phẫu thuật ung thư da. Lần này bệnh nhất tiếp tục bị tái phát ung thư da. Bệnh nhân hiện tại vẫn đang dùng nước giếng khoan để ăn uống và sinh hoạt.
Bác sĩ Quang cho biết, dùng nước ăn uống có chứa kim loại nặng, ví dụ asen (thạch tín) tác động xấu tới da. Đặc biệt, là những vùng có dùng giếng khoan nhưng không qua hệ thống lọc hoặc nguồn nước ở gần khu công nghiệp.
Đặc điểm khi dùng nước có chứa nhiều kim loại nặng da thường bị xỉn màu, sần sùi. Với những trường hợp sử dụng nước có chứa kim loại nặng sau 10-20 năm tích tụ có nguy cơ ung thư da hay nhiễm độc asen.
Asen là 1 kim loại rất độc, kim loại này cũng được dùng để điều trị bệnh với 1 liều lượng nhỏ. Và trong tự nhiên, nồng độ asen trong nước ngầm, nước giếng khoan cao hơn nhiều so với nguồn nước đến từ sông hồ.
Bác sĩ Quang khuyến cáo, khi sử dụng nguồn nước nên dùng nguồn nước sạch hoặc nước đã được xét nghiệm để tránh kim loại nặng. Đối với vùng sử dụng nước giếng khoan, người dân sống ở những vùng gần nhà máy, xí nghiệp phải có biện pháp xử lý lọc nước trước trước khi dùng.
Ngoài nguồn nước không đảm bảo, việc dùng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc cũng tác hại rất xấu tới da.
Theo bác sĩ Quang ung thư da do dùng mỹ phẩm cho đến nay chưa có nghiên cứu khẳng định. Tuy nhiên, nếu dùng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không kiểm định sẽ có những hóa chất gây hại cho da cực kỳ lớn, tổn thương da, viêm da mãn tính… Mọi tổn thương da mãn tính đều có thể dẫn tới ung thư da.
Hiện nay, có một số sản phẩm mỹ hóa phẩm trôi nổi có chứa thạch tín có tác dụng làm trắng. Vì thế khi lựa chọn các sản phẩm làm đẹp, hãy chú ý kỹ tới nguồn gốc và nơi sản xuất. Nếu có các dấu hiệu nốt sần nhỏ trên da, sờ thô ráp... người dân nên đến các cơ sở chuyên khoa da liễu khám, chẩn đoán và điều trị sớm nhất để tránh tiến triển thành khối ung thư da.
Người mắc vảy nến, hen phế quản… tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc vì có thể trong thuốc đó có thạch tín.
Doanh nghiệp & Tiếp thị