MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Có một cuộc chạy đua cắt giảm thuế gay cấn giữa Việt Nam, Thái Lan và Philippines

23-09-2016 - 16:30 PM | Tài chính quốc tế

Nhằm mục đích thu hút các công ty nước ngoài, một số quốc gia Đông Nam Á đang nỗ lực cắt giảm thuế doanh nghiệp.

Việt Nam đang xem xét cắt giảm thuế cho nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng mức thuế 20% hiện nay cho nhóm doanh nghiệp này là quá cao và nên điều chỉnh xuống trong khoảng 15-17%. Đối với nhóm doanh nghiệp tại các cùng nông thôn hoặc thành phố trực thuộc tỉnh, mức thuế 10% là hợp lý. Chính phủ hy vọng hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020.

Bên cạnh đó, Philippines dự kiến sẽ cắt giảm từ mức thuế khá cao 30% xuống còn 25% vào khoảng cuối năm 2017. Đây cũng chính là mục tiêu của nước này trong công cuộc cải cách toàn diện ệ thống thuế.

Từ trước đến nay, các công ty sản xuất Nhật Bản và nhiều nơi khác thường chọn đặt chi nhánh tại Thái Lan hoặc Indonesia hơn là Philippines. Chính vì vậy, chính quyền của ông Rodrigo Duterte – vị tân Thủ tướng vừa lên nắm quyền vào cuối tháng 7 đã nỗ lực tìm cách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và tạo việc làm. Mục đích cuối cùng của chính phủ Philippines là mong muốn thu hẹp khoảng cách kinh tế giữa thủ đô Manila và phần còn lại của đất nước.

Trong tháng 3 vừa qua, Thái Lan cũng đã giảm thuế doanh nghiệp từ 30% xuống còn 20%. Tsuyoshi Inoue – giám đốc quản lý Phòng thương mại Nhật Bản tại Bangkok nhận định: “Chúng tôi tin rằng Thái Lan sẽ không tăng thuế trở lại mức 30%”. Hiện nay, phòng thương mại Thái Lan đang quản lý khoảng 1.700 công ty thành viên.

Yoshikazu Konishi – chủ tịch hãng sản xuất linh kiện ô tô Nhật Bản Jtekt chi nhánh tại Thái Lan hy vọng những lợi ích đầu tư tại nước này sẽ giúp Thái Lan duy trì lợi thế cạnh tranh với các nước khác trong khu vực.

Tại Ấn Độ, Thủ tướng Narenda Modi đang nỗ lực hợp nhất thuế doanh nghiệp tại các vùng thành một loại thuế chung được áp dụng cho hàng hóa và dịch vụ quốc gia. Sự phức tạp trong hệ thống thuế gián thu làm tăng chi phí vận hành cho công ty. Nhiều nhà sản xuất đã phải xây dựng kho ở nhiều khu vực khác nhau bởi vận chuyển hàng hóa từ khu vực này đến khu vực khác ở Ấn Độ lại bị đánh thuế. Chính phủ Ấn Độ hy vọng sẽ thu hút được nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài với hệ thống thuế mới, nhờ đó GDP Ấn Độ có thể tăng khoảng 0,5%.

Anh Sa

NAR

Trở lên trên