Có một hiện tượng gọi là "Sự tích cực độc hại": Giả vờ mọi thứ đang ổn khiến nhiều người căng thẳng chồng chất trong bế tắc
Nếu không xử lý hiệu quả cảm xúc một cách đúng lúc sẽ có thể dẫn đến vô số khó khăn về tâm lý không ngờ.
- 18-07-2021Cuộc sống bình yên ở nơi thôn quê đẹp như vẽ tranh của cụ bà 92 tuổi khiến ai ai cũng ngưỡng mộ: Làm mỏi mệt cả đời chỉ để mong lúc già bỏ phố về quê, trồng cây nuôi cá, sống đời an nhiên thế này
- 17-07-2021Con trai Mỹ Linh học bác sĩ tại Úc, tự đi làm thêm để kiếm tiền: Nghe nữ diva dạy con về tiết kiệm mới thấy thấm thía
Tôi bị công ty sa thải gần 1 tháng trước. Gia đình và bạn bè của tôi đã động viên rất nhiều, họ khuyên rằng phải tích cực lên, sau cơn mưa trời sẽ sáng. Họ nói rằng tôi sẽ sớm ổn định trở lại, nhanh chóng tìm được một công việc mới nếu tôi tập trung tìm việc.
Thêm vào đó, họ cũng nhắc rằng dù sao tôi vẫn may mắn vì chồng tôi còn có việc làm, tôi thì sức khỏe vẫn tốt. Đó mới là điều quan trọng và tôi nên biết ơn những gì đang có, đừng quá quan tâm đến những gì vừa mất.
Họ luôn cố gắng giúp tôi cảm thấy khá hơn. Tôi rất biết ơn họ, biết ơn những gì mình đang có. Nhưng điều này không có nghĩa rằng tình hình sáng sủa hơn sau những lời khuyên ấy.
Bị sa thải là một chuyện vô cùng kinh khủng. Nó lại càng kinh khủng hơn khi dịch bệnh đang hoành hành khắp nơi như thế này. Tìm công việc mới không dễ dàng, đặc biệt khi mọi người đều đang tìm việc, còn người thuê lại không muốn thuê. Tôi thấy lo lắng. Chẳng có suy nghĩ tích cực và lạc quan nào sẽ thay đổi được tình hình này cả.
Sự tích cực vốn dĩ không có gì sai vì trên thực tế, nó là một động lực giúp bạn vươn lên trong cuộc sống. Nhưng đôi khi sự tích cực cũng trở nên có hại khi nó không chân thành, miễn cưỡng, mang đến cảm giác lo lắng, sợ hãi, buồn bã và khó khăn.
Trường hợp này, đó không phải là tích cực có ích mà là loại tích cực độc hại.
Tiến sĩ Jaime Zuckerman, nhà tâm lý học lâm sàng ở Pennsylvania, người chuyên tư vấn, chữa trị bệnh rối loạn lo âu đã giải thích: "Tích cực độc hại là sự giả định của bản thân hoặc người khác, mặc cho những cảm giác đau đớn hay tình huống khó khăn mà ai đó đang trải qua, rằng họ chỉ nên có suy nghĩ tích cực". Sự tích cực độc hại có thể tồn tại dưới nhiều hình thức:
- Đó là khi ai đó bảo bạn nên "tích cực lên" khi bạn đang thất vọng. Đáng lý, những lúc này bạn cần lắng nghe lý do vì sao mình lại như thế.
- Một lời bình luận "nên nhìn vào mặt tươi sáng của vấn đề".
- Có khi lại là "phải biết ơn những gì bạn đang có".
- Một bức ảnh chế nhắn nhủ: Chỉ cần thay đổi cách nhìn của bạn để hạnh phúc hơn.
- Đó là khi một người bạn liên tục đăng tải ảnh trên mạng xã hội rằng họ làm việc hiệu quả như thế nào khi tránh xa các thiết bị điện tử .
- Đó là cảm xúc của chính bạn, khi bạn tự nhủ mình không nên để tâm đến cảm giác buồn bã, lo lắng, cô đơn hay sợ hãi.
Với sự tích cực độc hại, những cảm xúc tiêu cực bị xem là vốn dĩ không tốt mà thay vào đó, sự tích cực và hạnh phúc bị ép buộc phải có. Ở đó, những trải nghiệm cảm xúc đích thực của con người bị từ chối, giảm thiểu, hoặc không được phép tồn tại.
Zuckerman nói rằng cốt lõi của sự tích cực độc hại chính là để chúng ta tránh né những cảm giác buồn, đau đớn bên trong tâm hồn. Nhưng khi bạn trốn tránh cảm xúc của mình, bạn thực sự đã gây ra nhiều chuyện có hại hơn cho chính bạn.
Một nghiên cứu đăng trên Trusted Source đã cho thấy rằng khi bạn được yêu cầu không nghĩ đến điều gì đó, thực tế cho thấy bạn càng nghĩ về nó nhiều hơn.
Hay một nghiên cứu khác vào năm 1997 cũng đăng trên Trusted Source đã chỉ ra rằng kìm nén cảm xúc có thể gây ra nhiều căng thẳng nội tâm và tâm lý hơn. Zuckerman cho biết:
"Việc né tránh hoặc kiềm chế cảm xúc buồn dẫn đến gia tăng sự lo lắng, trầm cảm và suy giảm sức khỏe tinh thần nói chung. Nếu không xử lý hiệu quả cảm xúc một cách đúng lúc sẽ dẫn đến vô số khó khăn về tâm lý bao gồm giấc ngủ bị gián đoạn, lạm dụng chất kích thích, đau buồn kéo dài hoặc thậm chí là rối loạn căng thẳng sau sang chấn".
Áp lực phải làm việc hiệu quả khiến nhiều người, nếu không muốn nói là hầu hết mọi người cảm thấy rằng mình làm chưa đủ tốt, và mang cảm giác xấu hổ rằng họ chỉ đơn giản là sống qua ngày.
Chưa hết, mạng xã hội tràn ngập những thông điệp phải tận dụng việc ở nhà trong mùa dịch để tạo ra điều gì đó đột phá cho bản thân, làm việc hiệu quả hơn, học ngôn ngữ mới, học nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa…
Không phải ai cũng có thể đối phó với căng thẳng bằng cách bận rộn. Và đối với nhiều người, những thông điệp này lại trở nên có hại, dẫn đến gia tăng cảm giác trầm cảm và lo lắng.
"Lo lắng là cảm xúc bình thường của con người trong đại dịch. Điều quan trọng là loại bỏ kỳ vọng và mục tiêu phải tích cực", Zuckerman chia sẻ. Thay vào đó, bạn phải chấp nhận bất cứ cảm xúc chân thành nào xuất hiện, sống với nó rồi để nó tự qua đi.
Đối phó với sự tích cực độc hại bằng cách nào?
- Tránh bỏ qua hay nhồi nhét cảm xúc của bạn.
- Lắng nghe và xác thực về cảm xúc của người khác, thậm chí là nó không giống với cảm xúc của bạn.
- Hãy nhớ: vẫn ổn thôi khi bạn cảm thấy không ổn cho lắm.
- Cảm xúc không loại trừ lẫn nhau.
- Hãy thực tế.
- Nhận ra được thông điệp tích cực độc hại.
- Cảnh giác với mạng xã hội.
Pháp luật và bạn đọc