Có một ngôi trường rất đẹp nằm lọt thỏm giữa thung lũng, cuộc sống của học sinh ở đây nghe kể mà thương
Điểm trường này từng được tờ The Guardian (Anh) bình chọn là 1 trong 10 công trình kiến trúc ấn tượng thế giới đầu năm 2020.
- 17-09-2023Ngôi trường tiểu học công lập to đẹp ở quận Đống Đa: Có cả bể bơi trong nhà, "xịn sò" không kém gì trường tư
- 13-09-2023Một ngôi trường THCS công lập ở quận Đống Đa đang khiến phụ huynh xuýt xoa vì quá xinh, hoa cỏ trông rất nên thơ
- 07-09-2023Ngôi trường công lập nữ diễn viên Vân Trang cho con theo học: Rộng hơn 4000m2, chương trình học có nhiều đổi mới
- 06-09-2023"Choáng" trước ngôi trường 3 quý tử nhà Messi theo học: Học phí hàng tỷ đồng/năm, riêng khuôn viên đã rộng nghìn hecta
Điểm trường Bó Mon (xã Tú Nang, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) thuộc Trường mầm non Sao Mai là một công trình từ thiện được thiết kế và xây dựng năm 2018 để dành tặng cho học sinh và 2 giáo viên cắm bản là người dân tộc H'Mông ở 3 bản Bó Mon, Cayton, Cô Tông. Ngôi trường có tổng diện tích 237m2 đã hoàn thành và chính thức hoạt động vào 6/2019.
Dù đã hoàn thành và đi vào hoạt động từ lâu, nhưng những ngày gần đây, những hình ảnh về điểm trường Bó Mon một lần nữa được dân tình đào lại bởi lối kiến trúc độc đáo, đẹp "đỉnh" không lẫn vào đâu của nó. Ngôi trường nằm lọt thỏm một thung lũng với bao quanh là núi rừng Tây Bắc.
Ngôi trường nằm lọt thỏm giữa một thung lũng với bao quanh là núi rừng
Được biết, để có được công trình trường học khang trang ấn tượng như vậy là nhờ vào sự nỗ lực của chính các cô giáo trường mầm non Sao Mai. Họ đã tìm kiếm và kết nối với các nhà hảo tâm, rồi sau đó tất cả cùng nhau từng bước "khoác áo mới" cho điểm trường.
Một cựu cán bộ quản lý của nhà trường chia sẻ: "Trước kia chưa có trường, các cô mượn kho ngô của bà con cho các con học tạm. Kho ngô dột nát nên mỗi lần mưa gió rất vất vả. Chúng tôi đã kết nối khắp nơi và cùng may là gặp được các nhà hảo tâm cùng nhóm kiến trúc sư đã giúp sức để xây dựng Điểm trường Bó Mon khang trang như hiện nay".
Về lối kiến trúc của trường, vị cán bộ quản lý này cho hay điểm trường Bó Mon gồm 2 cụm tách biệt: Cụm phòng học và cụm phòng dành cho giáo viên lưu trú, khu chức năng phụ trợ, kết nối qua sân trung tâm. Dáng mềm nhẹ của bộ mái gắn kết khung cùng cảnh thiên nhiên với núi đồi trải dài, tạo hình ảnh rất sinh động và đẹp mắt. Những lỗ tròn lấy sáng trên mái cũng là điểm nhấn trong thiết kế ở ngôi trường này.
Theo chia sẻ, ở điểm trường này, các em sẽ ăn trưa tại trường theo hình thức bán trú, thường bố mẹ sẽ chuẩn bị cơm trước ở nhà và các em mang đến. Thức ăn của các em chủ yếu là mèn mén (mèn mén là một món ăn của người H'Mông được làm từ ngô, xay nhỏ sau đó đem đồ giống như cách đồ xôi - PV), cơm trắng, một ít rau, cá khô... Em nào "sang" hơn thì có một ít thịt.
"Nói chung cuộc sống của các em ở đấy còn khá vất vả. 2 cô giáo nếu có thêm ít rau được người dân hỗ trợ, hay rau do tăng gia sản xuất được sẽ nấu thêm cho các em. Điều đặc biệt là các em học sinh ở đây rất thích ăn mỳ tôm, vì nhiều em chỉ được ăn mỳ tôm khi bị ốm thôi, chứ bình thường chỉ có cơm trắng", vị này chia sẻ.
Với kiến trúc ấn tượng, sử dụng tông màu trầm là chủ đạo, công trình đã tạo sự gần gũi với thiên nhiên. Điểm trường Bó Mon từng được tờ The Guardian (Anh) bình chọn là 1 trong 10 công trình kiến trúc ấn tượng thế giới đầu năm 2020.
Tờ The Guardian viết: "Đây là một ý tưởng đơn giản với mái nhà lớn, rủ bóng suốt cả ngày. Mái nhà với hình dáng cong lượn sóng tạo sự hài hòa với những ngọn đồi xung quanh và một cây xanh ôm ở lối vào. Cấu trúc lượn sóng được thiết kế khéo léo nhưng vẫn đảm bảo tính thông gió".
Những ngày trời nắng, ánh sáng rọi vào chiếu sáng cả lớp học, nên cô trò chẳng cần dùng đến bóng đèn điện. Vào mùa đông, những cửa xoay được đóng lại để chắn gió lạnh, qua những ô sáng trên mái, các con cũng cảm nhận được thiên nhiên thay đổi bên ngoài.
Điểm trường Bó Mon từng được bình chọn là 1 trong 10 công trình kiến trúc ấn tượng thế giới đầu năm 2020
Bạn cảm nhận thế nào về kiến trúc của Điểm trường Bó Mon?
Nguồn ảnh: kientruco.com
Phụ nữ số