Có một thế hệ trẻ ru rú, quẩn quanh sau màn hình điện thoại: Hãy tự hỏi đã bao lâu rồi bạn chưa ngẩng đầu lên nhìn trời xanh?
Mục đích quan trọng hơn năng lực. Không có mục đích, nghĩa là không có điểm xuất phát, đây chính là điều đáng sợ nhất, là thứ khiến chúng ta "ì" hơn.
- 04-05-2019Chỉ người thành công mới rút ra được 7 bài học "xương máu" này trước tuổi 35: Điều cuối cùng tuy khó nhưng bắt buộc phải nhớ!
- 04-05-2019Nhiều bạn trẻ ham kiếm tiền, muốn làm giàu nhưng thật tệ là không hiểu những điều sơ đẳng nhất của việc kiếm tiền: 4 nguồn thu nhập quyết định bạn Giàu hay Nghèo
Thực ra tôi không phải là người hay dùng từ du lịch hay du ngoạn, thay vào đó tôi hay dùng từ "ra ngoài". Một người ở trong một môi trường nào đó quá lâu, quá quen thuộc sẽ mất đi độ nhạy cảm, cũng làm giảm đi khả năng sáng tạo, vì vậy hãy năng ra ngoài.
Khi còn ở Châu Âu du học, khi đó tôi viết bài liên quan đến lịch sử nghệ thuật thời kì Phục Hưng, thầy giáo hỏi tôi: "Đã đến Italia chưa?", tôi nói: "Em chưa", thầy nói: "Em chưa từng được đứng trước tác phẩm điêu khắc Pietà của Michelangelo vậy mà lại dám viết về chủ đề này?"
Sau đó, tôi tới Ý 1 tháng cùng với một chiếc balo và 2 chiếc áo sơ mi. Tôi cũng đã từng ngủ tại ga tàu hỏa, khi đó, ga đường sắt đầy rẫy những thanh niên như tôi.
Họ hỏi tôi: "Sao cậu không mang báo? Phải lót báo nằm chứ", rồi họ cho tôi một tờ. 5h sáng hôm sau, cảnh sát mang một thùng cà phê tới và rồi keng, keng, keng đánh thức mọi người dậy, mời tất cả uống cà phê rồi rời đi bởi ga đã đến giờ làm việc.
Khoảng thời gian tôi ở Florence có quen một cậu nhóc 14 tuổi người Scotland, cậu nhóc kể rằng mình đã đem toàn bộ số tiền tiết kiệm khi làm quét dọn vệ sinh trong một học kỳ ra để đi du lịch khắp châu Âu. Tiêu hết tiền rồi cũng chẳng sao, cậu lại ra phố thổi kèn túi để kiếm tiền rồi lại tiếp tục lên đường.
Khi đó tôi đã suy nghĩ rất nhiều, ở trong những nền văn hóa khác nhau, những người trẻ tuổi cũng sẽ rất khác nhau.
Nhiều người thấy tôi ở Châu Âu nhiều năm, khi muốn đi Châu Âu đều sẽ hỏi tôi rằng: "Tôi muốn đi châu Âu, tôi nên chuẩn bị những gì?", còn tôi sẽ hỏi ngược lại họ: "Bạn cảm thấy bạn muốn đi để làm gì?"
Khi bản thân bạn đã rõ rằng bạn muốn làm gì và ý chí đủ mạnh mẽ rồi thì kinh tế, sợ hãi hay bất kể là khó khăn gì bạn cũng sẽ đều có thể khắc phục được.
Tôi thường nói với bạn bè rằng: "Tôn Ngộ không lợi hại như vậy, cân đẩu vân một phát thôi là đi được mấy ngàn dặm, lấy kinh chẳng phải rất dễ ư? Vì sao còn phải phò tá Đường Tăng đi lấy kinh?"
Bởi vì Tôn Ngộ Không không có mục đích, còn Đường Tăng lại có mục đích, dù bản thân không có năng lực đi lấy kinh.
Mục đích quan trọng hơn năng lực. Không có mục đích, nghĩa là không có điểm xuất phát, đây chính là điều đáng sợ nhất, là thứ khiến chúng ta "ì" hơn.
Đi ra ngoài là quãng thời gian tuyệt vời để chúng ta không chỉ quan sát từ bên ngoài mà còn có sự nghiền ngẫm bản thân lại từ bên trong, là khoảng thời gian mở lòng, tiếp nhận những con người, những suy nghĩ và những nền văn hóa khác nhau…
Đi xa tất nhiên là một lựa chọn tuyệt vời, nhưng bạn không nhất thiết phải đến tận Châu Âu để tận tay tìm hiểu về văn hóa Phục Hưng hay trải nghiệm phong cách ngủ ga tàu như tôi, bạn có thể chỉ đơn giản đi bộ quanh chính khu vực mình đang sinh sống, nơi mà vì cuộc sống mưu sinh bận rộn mỗi ngày mà bạn còn chẳng để ý được rằng bác bán xôi, bán cháo năm nào đã không còn ngồi ở góc phố đó nữa, hàng cây phượng bé xíu năm nào giờ đã hoa đỏ rợp trời, cửa hàng thuê truyện tranh năm đó giờ đã trở thành cửa hàng bách hóa… Những thay đổi tưởng chừng như rất dễ nhận ra đó lại chẳng thể lọt vào mắt bạn chỉ bởi hai chữ "bận rộn".
Gác lại công việc bận rộn, hãy đi ra ngoài, xả hơi, ai cũng cần cho mình những khoảng lặng riêng, những giây phút thư giãn để nhìn lên bầu trời xanh, để ngắm nhìn những bông hoa nhỏ bên đường, lắng nghe tiếng chim hót…
Bắt đầu với sự thay đổi đơn giản này để sau khi quay trở lại với sự bộn bề và mệt mỏi của xã hội, bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng và tích cực hơn.
Trí Thức Trẻ