Có những giai đoạn nhà đầu tư chỉ nên đứng ngoài thị trường, tại sao?
Có những thời điểm rất thuận lợi cho việc giao dịch, nhưng cũng có những lúc càng giao dịch càng rơi vào vòng xoáy của thua lỗ. Điều quan trọng nhất là chúng ta cần nhận ra được thời điểm thuận lợi và ngừng giao dịch khi thời điểm chưa tới.
- 21-02-2017Người giàu nhất thị trường chứng khoán chia sẻ bí quyết chọn kênh đầu tư "ra tiền" năm nay
- 20-12-2016Con số 1% "thần thánh" và bí quyết tăng trần của dàn doanh nghiệp “khủng long” mới lên sàn
- 04-01-2016Bí quyết giúp nhà đầu tư tiết kiệm hàng trăm triệu phí môi giới
- 03-04-2014Bí quyết đầu tư chứng khoán: chẻ nhỏ rồi lắp lại
Nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán, mục tiêu lớn nhất là kiếm tiền. Khi thị trường không như ý chúng ta, việc nhảy vào có thể là một việc làm tồi tệ. Khi thị trường hỗn loạn, mất tiền là điều duy nhất xảy ra.
Do vậy có những giai đoạn chúng ta chỉ nên đứng ngoài thị trường, mục đích là để chờ đợi những biến động thực sự diễn ra từ những dấu hiệu chắc chắn của hệ thống giao dịch của mỗi cá nhân. Như vậy thua lỗ sẽ hạn chế. Bài viết này đề cập tới 3 trường hợp chúng ta nên đứng ngoài thị trường.
Thị trường đang hình thành một xu hướng ngược chiều với chiều hướng chúng ta muốn giao dịch
Trong một chiều hướng lớn của xu hướng chung, nếu chúng ta giao dịch thuận chiều thì xác suất thành công rất cao, kể cả những hệ thống giao dịch đơn giản nhất. Điều đó thường gây nên cảm giác ảo tưởng về khả năng của bản thân. Tuy nhiên giai đoạn khi thị trường biến động ngược chiều, hệ thống của chúng ta sẽ thường xuyên đưa ra những tín hiệu giả hoặc lợi nhuận thu được không lớn trong khi đó rủi ro lại rất cao.
Sau 1 đến 2 lần giao dịch không thành công đủ để nhận ra thị trường đang biến động ngược chiều và quan trọng rằng chúng ta đã làm đúng như hệ thống giao dịch nhưng vẫn lỗ, thì tốt nhất nên đứng ngoài thị trường cho tới khi thị trường đưa ra tín hiệu đảo chiều thực sự.
Thị trường trong giai đoạn sideway
Trong giai đoạn này, lợi nhuận thu được là nhỏ vì biên độ giao dịch không lớn, rất có thể chúng ta cảm thấy khó chịu vì những biến động yếu ớt. Nhìn chung giai đoạn này vẫn có thể kiếm được tiền nhưng lợi nhuận đạt được là nhỏ so với rủi ro mà mỗi giao dịch mang lại. Chiều hướng tiếp theo của thị trường sẽ được quyết định sau giai đoạn này và nếu không may mắn rất có thể chúng ta sẽ giao dịch ngược chiều với xu hướng đó, dẫn tới thua lỗ lớn.
Còn 1 vấn đề về mặt tâm lý khi giao dịch trong giai đoạn này, đó là chúng ta khó chịu với những biến động yếu ớt dẫn tới mất cân bằng tâm lý. Từ đó hiện tượng mua đỉnh bán đáy ngắn hạn cũng thường xuyên ở thị trường sideway.
Giai đoạn bị cảm xúc chi phối, phá vỡ kỷ luật không theo hệ thống giao dịch
Thị trường có thể ủng hộ chiều hướng chúng ta giao dịch, tuy nhiên có 1 số thời điểm chúng ta bị cảm xúc chi phối dẫn tới việc phá vỡ kỷ luật mà không theo hệ thống giao dịch hoặc kế hoạch định sẵn. Cảm xúc chi phối có thể do chúng ta bị ảnh hưởng bởi những vấn đề khác trong cuộc sống hằng ngày, hoặc do chúng ta thua lỗ liên tục trước đó dẫn tới tâm lý muốn gỡ gạc lại những gì đã mất.
Trường hợp này rất dễ dẫn tới thua lỗ, thậm chí là thua lỗ lớn nếu cứ tiếp diễn tình trạng này cho tới khi thị trường đảo chiều.
Tóm lại không phải lúc nào chúng ta cũng có thể giao dịch, và có những giai đoạn chúng ta buộc phải đứng ngoài thị trường nhằm giảm thiểu thua lỗ. Câu nói của một nhà đầu tư huyền thoại luôn cảnh tính giới trader sau này: “Chỉ có kẻ ngốc mới kiếm tiền hằng ngày, hàng tuần từ chứng khoán”…