MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cổ phiếu Hóa chất Đức Giang (DGC) rơi xuống đáy 14 tháng, Chủ tịch Đào Hữu Huyền muốn tăng sở hữu

Cổ phiếu Hóa chất Đức Giang (DGC) rơi xuống đáy 14 tháng, Chủ tịch Đào Hữu Huyền muốn tăng sở hữu

So với đỉnh, thị giá DGC đã giảm 57,5% và rơi xuống đáy 14 tháng chỉ còn 57.200 đồng/cổ phiếu tương ứng vốn hóa thị trường bị thổi bay 29.400 tỷ đồng (~1,2 tỷ USD) sau gần 5 tháng.

Ông Đào Hữu Huyền, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã DGC) vừa đăng ký mua thêm 1 triệu cổ phiếu DGC nhằm tăng sở hữu. Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức khớp lệnh trong khoảng thời gian từ 17/11 đến 16/12/2022. Nếu giao dịch thành công ông Huyền sẽ nâng tỷ lệ sở hữu từ 18,11% lên 18,38%.

Động thái đăng ký mua vào của Chủ tịch Đào Hữu Huyền diễn ra sau khi cổ phiếu DGC có phiên giảm sàn thứ 3 liên tiếp qua đó rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 14 tháng kể từ ngày 13/9/2021. Hiện tại, thị giá DGC chỉ còn 57.200 đồng/cổ phiếu, giảm 57,5% so với đỉnh đạt được hồi giữa tháng 6 năm nay. Vốn hóa thị trường cũng theo đó bị thổi bay 29.400 tỷ đồng (~1,2 tỷ USD) sau gần 5 tháng.

Cổ phiếu Hóa chất Đức Giang (DGC) rơi xuống đáy 14 tháng, Chủ tịch Đào Hữu Huyền muốn tăng sở hữu - Ảnh 1.

Về kết quả kinh doanh quý 3, DGC ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.696 tỷ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ. Sau khi trừ chi phí, lãi ròng thu về 1.514 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, DGC ghi nhận doanh thu thuần đạt 11.333 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.917 tỷ đồng, lần lượt tăng 86% và 342% so với cùng kỳ năm ngoái..

Năm 2022, Đức Giang đặt mục tiêu doanh thu 12.117 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3.500 tỷ đồng. Như vậy, với kết quả đạt được sau 9 tháng, DGC đã hoàn thành 94% kế hoạch doanh thu và vượt hơn 40% kế hoạch lợi nhuận sau thuế cả năm đề ra.

Cổ phiếu Hóa chất Đức Giang (DGC) rơi xuống đáy 14 tháng, Chủ tịch Đào Hữu Huyền muốn tăng sở hữu - Ảnh 2.

Đánh giá về triển vọng thời gian tới, ban lãnh đạo DGC cho biết trong bối cảnh suy thoái kinh tế đang diễn ra, nhu cầu điện tử có thể sụt giảm mạnh trong 2023. Nhiều nhà sản xuất chips và chất bán dẫn (Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ) lên kế hoạch giảm sản lượng do lo ngại tồn kho lớn và rủi ro dư cung Q4/2022-1H2023.

DGC dự kiến sẽ giảm giá bán, đồng thời giảm sản lượng xuất khẩu phốt pho vàng trong năm 2023. Giá bán dự kiến neo ở 4.500 – 6.000 USD/tấn, giảm 10-30% so với 2022. Do đó, BVSC đánh giá kết quả kinh doanh của DGC khó bứt phát mạnh mẽ khi mảng phốt pho vàng (đóng góp hơn 50% tổng doanh thu) có thể ghi nhận mức tăng trưởng âm do suy thoái kinh tế đang diễn ra, nhu cầu điện tử có thể sụt giảm mạnh trong 2023.

Bên cạnh đó, dự án Nghi Sơn cũng bị chậm tiến độ so với dự kiến. Theo đó, dự kiến chậm nhất tháng 6/2023 sẽ khởi công giai đoạn 1 và tầm một năm sau sẽ đi vào hoạt động. Sản lượng sản xuất giai đoạn 1 của Nghi Sơn ~ 50.000 tấn PVC. Nguồn vốn cho dự án Nghi Sơn chủ yếu đến từ vốn tự có khi DGC có gần 8.000 tỷ tiền gửi tiết kiệm. Ban lãnh đạo DGC cho biết đang cân nhắc có nên sử dụng hợp đồng vay với HSBC (vay USD) hay không trong bối cảnh tỷ giá USD/VND đang neo ở mức cao.

Mặt khác, DGC dự kiến sẽ đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu LCD (axit photphoric cấp điện tử) sang thị trường Đài Loan, Hàn Quốc trong năm 2023, bù đắp cho lượng xuất khẩu Phốt pho giảm. Ban lãnh đạo công ty cho biết các khách hàng mua LCD đều kiểm định chất lượng hàng hóa khi nhập hàng vì vậy Công ty chú trọng đến chất lượng chế biến sâu mặt hàng này (biên lãi gộp cao LCD hơn phốt pho vàng).

Ngoài ra, do nhu cầu tiêu thụ phân bón nội địa đang ở mức thấp, DGC chủ động đẩy mạnh xuất khẩu phân bón sang các quốc gia ASEAN, Indonesia, Philipines, Ấn Độ, Bangladesh do nguồn cung phân bón thế giới vẫn kém do Nga & Trung Quốc - hai quốc gia xuất khẩu phân bón lớn nhất thế giới áp hạn ngạch xuất khẩu các loại phân bón quan trọng như Urea, DAP, MAP, NPK. Năm 2023, Nhà máy NPK của DGC sẽ đi vào hoạt động 2023, dự kiến khai thác 10.000 tấn/năm.

Hà Linh

Nhịp Sống Thị Trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên