MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cổ phiếu "kỳ lân" VNG liên tiếp tăng trần, vốn hóa lên gần 16.000 tỷ đồng trong tuần đầu năm mới

Cổ phiếu "kỳ lân" VNG liên tiếp tăng trần, vốn hóa lên gần 16.000 tỷ đồng trong tuần đầu năm mới

Khối tài sản trên sàn chứng khoán của Lê Hồng Minh - CEO VNG cũng vượt mức 1.560 tỷ đồng.

Sau 2 phiên giao dịch khởi sắc đầu tháng 2, cổ phiếu VNZ của CTCP VNG một lần nữa “phá đỉnh”, tăng kịch trần (+57.900 đồng/+14,98%) lên mức 444.300 đồng/cp chỉ với 100 đơn vị được khớp lệnh. Cổ phiếu này tiếp tục củng cố vững chắc vị trí “đắt đỏ” nhất sàn chứng khoán thời điểm hiện tại.

Với giá trị giao dịch hơn 44 triệu, vốn hóa của VNG đã tăng thêm hơn 1.800 tỷ đồng, lên xấp xỉ 15.930 tỷ đồng (~680 triệu USD). Dù vậy, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức định giá mà VNG từng chạm tới trong quá khứ.

Chỉ sau 3 phiên tăng trần liên tiếp (1/2-3/2), “kỳ lân” công nghệ này đã có thêm 7.400 tỷ vốn hóa. Với hơn 3,5 triệu cổ phiếu VNZ đang nắm giữ (tỷ lệ 9,837% vốn), khối tài sản trên sàn chứng khoán của Lê Hồng Minh - CEO VNG cũng tăng thêm hơn 700 tỷ, qua đó vượt mức 1.560 tỷ đồng.

Cổ phiếu kỳ lân VNG liên tiếp tăng trần, vốn hóa lên gần 16.000 tỷ đồng trong tuần đầu năm mới - Ảnh 1.

VNZ là cái tên đầu tiên “xông đất” thị trường chứng khoán năm 2023 khi chào sàn vào ngày 5/1 với giá tham chiếu 240.000 đồng/cổ phiếu. Mức định giá ban đầu tương ứng 8.600 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với những con số “kỳ lân” công nghệ này từng đạt được trong quá khứ. Đáng chú ý, dù khối lượng dư mua giá trần lên đến hàng chục nghìn đơn vị nhưng không có cổ phiếu nào được khớp lệnh trong suốt 13 phiên giao dịch cho đến phiên đầu tháng 2.

Mới đây, VNG đã công bố báo cáo tài chính năm 2022 với kết quả không thực sự khả quan khi lỗ ròng lên đến 1.315 tỷ đồng, trong đó lỗ sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ ở mức 858 tỷ đồng. Đây là mức lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của VNG.

Cổ phiếu kỳ lân VNG liên tiếp tăng trần, vốn hóa lên gần 16.000 tỷ đồng trong tuần đầu năm mới - Ảnh 2.

VNG đặt mục tiêu năm 2022 đạt doanh thu 10.178 tỷ đồng và lỗ sau thuế 993 tỷ đồng. Như vậy, năm 2022, "kỳ lân" này đạt 77% kế hoạch doanh thu và lỗ sau thuế vượt ngoài con số dự kiến.

Năm 2022, VNG rót thêm hơn 1.000 tỷ vào các startup, nhưng trong danh mục, chỉ có khoản đầu tư vào Dayone là ghi nhận lãi trong năm. Tính đến 31/12/2022, lỗ lũy kế từ việc đầu tư của VNG đã lên tới 643 tỷ đồng.

Khoản đầu tư vào Tiki đã bị "ăn mòn" toàn bộ, bởi khoản lỗ lũy kế VNG phải gánh từ Tiki đã bằng đúng với số tiền đầu tư (510 tỷ đồng). Ba khoản lỗ lớn tiếp theo nằm tại Telio (lỗ 58 tỷ đồng), Funding Asia (lỗ 44 tỷ đồng), và Ecotruck (lỗ 24 tỷ đồng).

Song khoản lỗ lớn nhất phải kể đến lỗ của cổ đông không kiểm soát khi âm đến 457 tỷ đồng. Không loại trừ khả năng phần lỗ này đến từ khoản đầu tư vào CTCP Zion - đơn vị sở hữu ví điện tử Zalo Pay.

Theo BCTC riêng, tính tới cuối quý IV/2022, VNG ghi nhận đầu tư vào Zion hơn 2.963 tỷ đồng, tăng 1.082 tỷ đồng so với đầu năm. VNG đang nắm giữ 69,98% cổ phần của Zion.

Dương Ngọc

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên