MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cổ phiếu nổi bật tuần: Giá trên 40.000 đồng/cổ phiếu, CVT làm lợi cho cả dân đầu cơ và giá trị

Quý III và quý IV là các quý tiêu thụ cao điểm của gạch ốp lát. Nhà đầu tư theo trường phái mùa vụ không thể bỏ qua điểm này đặc biệt với kết quả kinh doanh tăng trưởng một cách đầy ấn tượng của CVT trong thời gian qua.

Vượt lên trên lợi nhuận của thị trường, giá CVT đạt mức tăng gần 30% trong vòng một tháng qua. Xa hơn, cổ phiếu đạt mức tăng hơn 53% chỉ trong vòng 3 tháng trở lại đây.

Điểm mặt các cổ phiếu trong nhóm gạch ốp lát như VIT, TLT, TTC hay TCR thì với CVT nhà đầu tư theo cả trường phái đầu tư lần lướt sóng đều có thể tham gia và kiếm lợi nhuận lớn trong thời gian vừa qua. Với khối lượng giao dịch được xem là “khá khẩm” nhất trong nhóm này, CVT có khối lượng giao dịch trung bình phiên là hơn 470 nghìn đơn vị/phiên, so với cổ phiếu thanh khoán nhất trong nhóm ngạch của viglacera là VIT cũng chỉ ở mức vài trục nghìn đơn vị/phiên.

Mức tăng nhẹ 1,25% trong tuần qua cũng không làm cổ đông của CVT khi trong vòng 1 năm qua, cổ phiếu này đã đạt mức tăng 100% từ vùng giá 19-20 nghìn đồng/cổ phiếu cách đây một năm. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần qua, CVT đóng cửa ở mưc giá 40.400 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu đầu ngành

Thanh khoản đứng đầu nhóm cũng là một điểm quyết định với nhà đầu tư quan tâm tới ngành gạch ốp lát. Nhưng điều này không quyết định tất cả cho tới khi công ty thể hiện cho cổ đông thấy mình là một công ty tăng trưởng hàng đầu trong nhóm.

Theo báo cáo tài chính quý II/2016 của Công ty cổ phần CMC (mã CVT), doanh thu thuần của công ty đạt 301,06 tỷ đồng tăng mạnh 76% so với cùng kỳ. Cùng với đó, CVT ghi nhận 34,18 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 127% so với quý 2 năm trước.

Lũy kế 6 tháng, tổng doanh thu của CVT đạt 464 tỷ đồng, tăng hơn 56% so với cùng kỳ năm 2015 và tương đương gần 39% kế hoạch 2016. Lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm ghi nhận 74 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ và đạt 62% chỉ tiêu cả năm 2016.

Giải thích cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của CVT nhờ sản lượng tiêu thụ tăng 40% so với cùng kỳ trong khi giá bán tăng thêm 7% sau khi công ty chuyển đổi sang tập trung sản xuất mặt hàng ceramic cao cấp nung 2 lần có giá bán cao hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Ngoài ra, giá nguyên liệu đầu vào là đất sét và felspard cũng giảm trong nửa đầu năm.

Theo số liệu từ các nhà phân tích của công ty chứng khoán BSC, hiện tại Công ty đang tiêu thụ bình quân 1,3 triệu m2 gạch/tháng, tăng 18% so với quý trước.

Đặc biệt, dự kiến quý III và IV tình hình tiêu thụ đạt khoảng 4 triệu m2/quý. Cùng với đó, tỷ lệ loại 1 ở mức cao.

Các nhà máy đang chạy hết công suất và 99% bán cho dân dung (cho các đại lý phân phối).

Theo nhà phân tích ước tính của BSC, lợi nhuận sau thuế của CVT dự kiến sẽ đạt khoảng 135 tỷ đồng, tương đương EPS có thể quanh mức 7.000 VND/cổ phiếu, đây được xem là con số cao nhất trong nhóm gạch ốp lát.

Tham vọng và rủi ro pha loãng

Thạm vọng dài của CVT đang thể hiện rất rõ khi công ty có kế hoạch đầu tư nhà máy ngói tráng men (công nghệ ép dẻo, chưa có nhà máy nào tại Việt Nam sản xuất được), công suất 15 triệu viên/năm.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng trong ngắn hạn đây là rủi ro bởi công ty sẽ chiu áp lực pha loãng cổ phiếu.

Dự kiến CVT sẽ khởi công vào tháng 10 và 11 năm nay và hoàn tất thủ tục để phát hành tăng vốn vào tháng 1/2017 tài trợ cho dự án (vốn đầu tư 300-500 tỷ đồng).

Theo Mai Hương

BizLive

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên