Có thể bạn không biết: 7 loại thực phẩm bạn ăn hằng ngày nhưng độc hại hơn cả thuốc lá
Ảnh minh họa.
Những thực phẩm chứa nhiều đường chế biến, ngũ cốc tinh chế… có thể gây tác hại xấu đến sức khỏe nếu ta ăn quá nhiều.
- 14-02-2022Những bí kíp chọn lựa thực phẩm tươi ngon, chất lượng và tốt cho sức khỏe không phải ai cũng biết
- 01-02-20228 cách chọn thực phẩm tươi và tốt cho sức khỏe, bà nội trợ nào cũng cần biết
- 16-01-20228 thực phẩm không chuyên gia thực phẩm nào muốn ăn vì tiềm ẩn vi khuẩn, dễ gây ngộ độc và ung thư - đa số đều là món 'khoái khẩu' của người Việt
Nước ép trái cây nhiều đường
Trái cây được coi là thực phẩm chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và nước trái cây tươi thường được thêm vào khẩu phần ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nước ép trái cây lại không tốt giống như trái cây vì nó đã mất chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bệnh tim và béo phì. Hơn nữa, việc tiêu thụ quá nhiều nước ép trái cây có thể gây ra những vấn đề sức khỏe này vì lượng đường lớn trong đồ uống này. Trên thực tế, một số nước ép trái cây có lượng đường ngang với 1 lon coca.
Ngũ cốc dinh dưỡng dạng thanh
Mặc dù giàu chất dinh dưỡng nhưng một số loại ngũ cốc dinh dưỡng dạng thanh (granola) lại chứa nhiều đường. Theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng, hầu hết các thanh granola chứa từ 15 đến 30g đường với ít nhất 3g chất xơ, 5g protein.
Sushi chứa phụ gia
Bản thân Sushi không có hại. Tuy nhiên, quá trình chế biến món này với các phụ gia mới là vấn đề. Ngày nay, rất nhiều loại sushi có chứa mayonnaise, phô mai kem, nước sốt… kiểu thêm hương vị này khiến sushi chứa rất nhiều calo, ăn nhiều sẽ khiến bạn gặp vấn đề về cân nặng, béo phì …
Cá nuôi
Cá tự nhiên là một nguồn giàu axit béo Omega-3 lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Tuy nhiên, một số loại cá mua ngoài chợ thường không đến từ biển mà được nuôi ở các trang trại. Những con cá được nuôi này không chỉ thiếu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mà còn chứa các chất phụ gia hóa học mà nông dân sử dụng để làm chúng lớn nhanh.
Thực phẩm có đường chế biến
Thời kỳ trước đây, chế độ ăn không có chất béo là xu hướng tốt cho sức khỏe. Nhưng ngày nay, các chuyên gia dinh dưỡng nhận ra rằng các nhà sản xuất bắt đầu thay thế chất béo lành mạnh bằng đường chế biến để duy trì hương vị tự nhiên của sản phẩm. Vì vậy, bạn nên chọn các mặt hàng sữa giàu protein và chất béo lành mạnh như phô mai hoặc sữa chua Hy Lạp không có đường chế biến.
Ngũ cốc tinh chế
Ngũ cốc luôn được coi là một giải pháp đơn giản cho bữa sáng bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại ngũ cốc đều cung cấp cùng một lượng lợi ích vì phần lớn trong số chúng đều là ngũ cốc tinh chế. Trong quá trình chế biến, loại ngũ cốc này sẽ mất một lượng chất xơ đáng kể và các chất dinh dưỡng khác. Chưa kể lượng đường được thêm vào ngũ cốc để làm cho chúng ngon hơn và hấp dẫn hơn. Lượng đường tăng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, bệnh tim và béo phì. Do đó, thay vì ngũ cốc tinh chế, hãy dùng bột yến mạch hoặc ngũ cốc nguyên hạt vì chúng chứa đủ chất xơ để giữ cho bạn no lâu và tràn đầy năng lượng.
Bánh mì trắng
Bánh mì trắng là một sản phẩm khác được làm từ ngũ cốc tinh chế thiếu chất dinh dưỡng và chất xơ lành mạnh. Chất xơ góp phần giúp duy trì huyết áp tốt và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch. Do đó nếu ăn nhiều bánh mì trắng bạn sẽ có nguy cơ phải đối mặt với các bệnh này. Bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt là một lựa chọn tốt cho sức khỏe.
Tham khảo: Brightside