Con làm 78 > 75 bị gạch sai, đáp án "đúng" cô giáo đưa ra sau đó khiến cộng đồng mạng phẫn nộ
Netizen đặt dấu hỏi chấm về tính xác thực của bài toán này.
- 07-05-2024Thêm một bài toán tiểu học khiến phụ huynh phải "lùng sục" cả đêm để tìm đáp án, huy động cả họ hàng cũng không thể giải nổi
- 01-05-2024"Bà bầu 7 tháng và cụ ông 70 tuổi ngồi xe bus, nhường ghế cho ai?" - nữ ứng viên được tuyển nhờ đáp án EQ cao như SGK
- 28-04-2024Bài toán gây "sóng gió" nhất hiện nay, mỗi lần bấm máy tính lại ra đáp án khác: "8 ÷ 2(2 + 2)" bằng 1 hay 6?
Toán học là môn bắt buộc mà ai cũng phải trải qua. Đối với những bạn có đam mê thì coi toán như vị "cứu tinh" điểm số vậy, còn những ai không có năng khiếu Toán học thì chắc cũng phải vật lộn lắm để qua được môn.
Ở một diễn biến khác, có nhiều bài Toán nhìn thì đơn giản nhưng gây tranh cãi vì đáp án đưa ra khá vô lý, làm dấy lên nhiều tranh cãi trên mạng xã hội. Mới đây, một bài toán được chia sẻ trên mạng xã hội đã thu hút sự chú ý của dân tình vì bị gạch sai rất vô lý. Cụ thể, một phụ huynh đã thắc mắc rằng rõ ràng con mình đã làm đúng phép tính 78 > 75 nhưng giáo viên vẫn gạch sai và đưa ra đáp án khác khó hiểu.
Cụ thể ở câu 6, yêu cầu học sinh như sau: Kết quả của phép tính 79 cm - 4 cm + 3 cm lớn hơn:
Có 3 đáp án để học sinh đưa ra là A. 75 cm; B. 78 cm; C. 87 cm.
Nhìn lướt qua thì cũng biết kết quả của phép tính trên bằng 78 cm. Tuy nhiên, đề bài lại yêu cầu kết quả của phép tính trên "lớn hơn" số nào, thì chắc chắn không thể chọn B được rồi, C càng không được vì 78 nhỏ hơn 87.
Vậy nên, đáp án chính xác phải là A. 75 cm là thoả mãn điều kiện nhỏ hơn so với kết quả phép tính (78 cm). Tuy nhiên, khi học sinh chọn đáp án này thì cô giáo đã gạch bỏ và thay bằng kết quả 78 cm. Điều này khiến cho nhiều người khó hiểu tại sao cô lại đưa ra đáp án như vậy.
Bên cạnh đó, cư dân mạng cũng tinh mắt nhìn ra ở câu số 5: "Bố của Hà đi công tác 1 tuần lễ và 2 ngày. Hỏi bố của Hà đi công tác tất cả mấy ngày?".
Đáp án lẽ ra phải là 9 ngày nhưng học sinh chọn 7 ngày vẫn được chấm đúng.
Chính việc gạch đúng thành sai, sai thành đúng của cô giáo đã khiến dân tình khó hiểu. Cộng đồng mạng đặt dấu hỏi chấm về tính xác thực của đề thi này, bởi giáo viên thì không thể sai kiến thức cơ bản như vậy được. Có thể đây chỉ là một sản phẩm "câu like", "câu view".
Bạn nghĩ sao về cách giải bài toán này?
Phụ nữ mới