MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Con trai đứng bét lớp từ năm này qua năm khác, cuối cùng lại đỗ trường đại học danh giá nhất châu Á, bí quyết gói gọn trong 1 câu nói của mẹ

08-12-2020 - 08:58 AM | Sống

Con trai đứng bét lớp từ năm này qua năm khác, cuối cùng lại đỗ trường đại học danh giá nhất châu Á, bí quyết gói gọn trong 1 câu nói của mẹ

Câu chuyện về sinh viên này được lan truyền và trở thành nguồn cảm hứng cho các bậc cha mẹ khác.

Theo bảng xếp hạng các trường đại học châu Á năm 2020 của Times Higher Education (THE), Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) đã vươn lên dẫn đầu. Đây là trường được ví như Harvard của châu Á, thu hút nhiều sinh viên giỏi từ khắp các quốc gia, là nơi sản sinh ra nhiều nhân tài như chủ nhân giải Nobel Vật lý Lý Chính Đạo và Dương Chấn Ninh.

Trong số sinh viên được nhận vào Đại học Thanh Hoa thời gian vừa qua, trường hợp của Triệu Khải Thâm đến từ Ninh Hải, Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc được truyền thông đánh giá là "chú ngựa ô truyền cảm hứng".

Con trai đứng bét lớp từ năm này qua năm khác, cuối cùng lại đỗ trường đại học danh giá nhất châu Á, bí quyết gói gọn trong 1 câu nói của mẹ - Ảnh 1.

Triệu Khải Thâm được truyền thông đánh giá là "chú ngựa ô truyền cảm hứng".

Khi mới vào cấp 3, học sinh này luôn bị điểm kém và áp lực rất lớn , đêm thường không ngủ được, khó thở. Triệu Khải Thâm thường đứng cuối cùng trong kỳ thi. Thế nhưng sau đó, cậu lại thi đỗ vào Đại học Thanh Hoa với số điểm cao, 705 điểm.

Từ một "học sinh kém thông minh" thành một "sinh viên ưu tú", sự thay đổi quá lớn khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi thắc mắc anh chàng này đã làm như thế nào.

Trong một cuộc phỏng vấn sau đó, mẹ của Triệu Khải Thâm đã nói một câu khiến những bậc cha mẹ nhìn lại cách dạy con của mình.

"Mỗi khi thằng bé bị điểm kém, nó nghĩ rằng tôi sẽ than phiền. Tôi an ủi, ôm con một cái. Tôi không còn cách nào khác. Tôi cứ nhẹ nhõm và xoa dịu, từng ngày trôi qua".

Nói về cú "lật ngược tình thế" gây bất ngờ của mình, Triệu Khải Thâm cũng chia sẻ:

"Sự kiên trì là điều rất quan trọng, nhưng điều quan trọng nhất là mẹ tôi không bao giờ mắng tôi vì điểm kém. Khi tôi thấy mình thất bại và thua kém, mẹ luôn động viên và ủng hộ tôi không ngừng. Đó là động lực khiến tôi cố gắng từng ngày".

Thành công chưa bao giờ là dễ dàng

Rõ ràng, việc "vượt vũ môn" thành công của cậu sinh viên này không chỉ là nhờ nỗ lực mà còn nhờ sự động viên, hỗ trợ của cha mẹ mình.

Trong cuốn "Đắc nhân tâm", tác giả Dale Carnegie cho rằng, mọi người sinh ra luôn muốn nhận được lời khuyến khích. Bằng cách này có thể cho phép trẻ em lớn lên trong bầu không khí thoải mái và vui vẻ. Trẻ có được sự tự tin, nhìn thấy tiềm năng của bản thân và nuôi dưỡng lòng can đảm.

Con trai đứng bét lớp từ năm này qua năm khác, cuối cùng lại đỗ trường đại học danh giá nhất châu Á, bí quyết gói gọn trong 1 câu nói của mẹ - Ảnh 2.

Mọi người sinh ra luôn muốn nhận được lời khuyến khích. (Ảnh minh họa)

Những bậc cha mẹ nhìn xa trông rộng chưa bao giờ "keo kiệt" trong việc khuyến khích con cái. Trên thực tế, hầu hết trẻ em trưởng thành mạnh mẽ đều sống trong môi trường tự do khẳng định cái tôi của mình, được chăm sóc và khuyến khích.

Ngược lại, những đứa trẻ liên tục chỉ trích, chối bỏ chính kiến, so sánh với đứa trẻ khác... bề ngoài chúng có vẻ mạnh mẽ nhưng bên trong lại rất dễ tổn thương.

Đứa trẻ sẽ nghĩ rằng mình thật tệ và không thể làm tốt bất cứ điều gì. Chúng luôn đặt mình vào vị trí khiêm tốn, một khi có chút mâu thuẫn sẽ cho rằng đó là lỗi của chính mình. Khi đối mặt với mọi điều tốt đẹp, chúng thường nghĩ "mình không xứng đáng". Trong nhiều trường hợp, những đứa trẻ này phải làm những điều mình không muốn, chỉ để làm hài lòng cha mẹ và giành được sự công nhận. Cuối cùng bố mẹ sẽ nhận được một đứa trẻ kém cỏi, hèn nhát và trầm cảm.

Thay đổi cách nói, thay đổi cuộc đời

Để nuôi dưỡng con trong một môi trường tích cực, bố mẹ hãy học cách quản lý cảm xúc của chính mình. Nên chọn lựa lời nói với con cái một cách thận trọng và bày tỏ chính xác nguyên nhân khiến bạn thất vọng vì con, thay vì nhục mạ đứa trẻ. Nếu làm được như vậy, trẻ cũng sẽ giỏi kiềm chế bản thân và gặp thuận lợi hơn trong những mối quan hệ sau này.

Đối mặt với những khuyết điểm của con cái, cha mẹ có thể buộc tội con: "Con thật kém cỏi". Nhưng bạn cũng có thể chọn cách nói về những ưu điểm của con mình: "Con có những thế mạnh người khác không có được và không cần phải so sánh mọi thứ với một ai đó".

Khi trẻ mắc lỗi trong bài thi, thay vì phàn nàn với trẻ: "Con quá ngu ngốc", bạn cũng có thể kiên nhẫn hơn một chút: "Con không ngốc, chỉ là con chưa luyện tập đủ những dạng bài này mà thôi". 

Con trai đứng bét lớp từ năm này qua năm khác, cuối cùng lại đỗ trường đại học danh giá nhất châu Á, bí quyết gói gọn trong 1 câu nói của mẹ - Ảnh 3.

Có câu chuyện được một bà mẹ chia sẻ. Một ngày nọ, khi người mẹ đang chải đầu cho con, đứa trẻ nhìn mình trong gương và chợt nghẹn ngào nói: "Mẹ ơi, con xấu quá". Người mẹ rất ngạc nhiên vì trong mắt bà, con gái bà là "rất đẹp". Vì vậy, bà mẹ đã viện dẫn rất nhiều bằng chứng cho con gái mình: "má lúm đồng tiền siêu dễ thương", "nước da màu sô cô la xinh", "hàm răng trắng đẹp".

Cuối cùng, mẹ nhìn vào mắt con gái và nghiêm nghị nói với cô: "Con thật xinh đẹp, con có thể làm bất cứ điều gì con thích khi lớn lên". Vì vậy, con đặc biệt, con đáng quí và con cần phải biết yêu thương, trân trọng bản thân mình.

Là cha mẹ, chúng ta luôn lo lắng con cái sẽ không đủ can đảm, khả năng đối mặt với những thất bại và khó khăn trong cuộc sống. Nhưng bí quyết để đối mặt với hoàn cảnh khó khăn không phải là tự ti hay trốn tránh mà là sự lạc quan, chăm chỉ và nhân ái.

Những đức tính cao đẹp đó trẻ em sẽ sao chép từ chúng ta. Vì vậy, những gì cha mẹ thực sự nên làm cho con cái không phải là đòn roi, không phải là nhận xét tiêu cực mà là sự ủng hộ và tin tưởng vô điều kiện.

Học cách khuyến khích là nền giáo dục tốt nhất cho trẻ em

Một nhà giáo dục nói: "Trong vấn đề giáo dục con cái, ngoài những lời khen ngợi, động viên, tôi không tìm được cách nào khác tốt hơn". Cách giáo dục tốt nhất để làm cha mẹ là học cách khuyến khích con cái.

Cha mẹ phải cho phép con cái mắc sai lầm

Nhà tâm lý học người Mỹ Thorndike từng đề cập đến quan điểm "lý thuyết thử và sai". Nó có nghĩa quá trình học hỏi là một quá trình liên tục thử, sai và giảm dần các lỗi. Khi một đứa trẻ mắc lỗi, nếu cha mẹ cho phép chúng phạm sai lầm và khuyến khích, chúng có thể trưởng thành từ chính sai lầm. Ngược lại, nếu bị chỉ trích, trẻ có thể ngại thử và bỏ lỡ cơ hội học hỏi.

Con trai đứng bét lớp từ năm này qua năm khác, cuối cùng lại đỗ trường đại học danh giá nhất châu Á, bí quyết gói gọn trong 1 câu nói của mẹ - Ảnh 4.

"Trong vấn đề giáo dục con cái, ngoài những lời khen ngợi, động viên, tôi không tìm được cách nào khác tốt hơn". (Ảnh minh họa)

Cha mẹ nên tôn trọng mặt tốt của con cái

Để xây dựng tốt quan hệ giữa cha mẹ và con cái, bố mẹ nên nhạy bén trong việc phát hiện ưu điểm, sở trường của con trẻ và kịp thời dành những lời tán dương, khen ngợi chúng, giúp các con hình thành nên khả năng nhận biết bản thân một cách đúng đắn.

Cho con cơ hội được đưa ra những lựa chọn

Để con có cảm giác mình chủ động và có quyền kiểm soát: Chẳng hạn, hãy để con tự lựa chọn quần áo, giày dép con mặc đi học hay đi chơi. Hoặc cho con lựa chọn những hoạt động mà con thích làm – xúc cát, xếp hình, chơi búp bê, hay đọc sách…

Cha mẹ nên chú ý đến sự nỗ lực và tiến bộ của con mình

Khuyến khích là hướng dẫn trẻ nhìn thấy sự tiến bộ của bản thân và khơi dậy sự tự tin. Khi cha mẹ khen ngợi con cái, bọn trẻ sẽ tự nhiên cho chúng ta những hành vi tốt hơn vì sự tự tin của bản thân.

Trẻ em được khuyến khích nuôi dưỡng và lớn lên giống như những đóa hoa nhận đủ ánh nắng. Với sức mạnh từ sự động viên của cha mẹ, chúng sẽ tự tin theo đuổi cuộc sống mà chúng mong muốn. Đừng keo kiệt việc cổ vũ con, hãy biết rằng đó chính là động lực để con bạn tiến lên phía trước.

Theo Hiểu Đan

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên