MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Công nghệ chiếu xạ thúc đẩy xuất khẩu rau quả tăng trưởng

18-11-2020 - 07:11 AM | Thị trường

Ứng dụng công nghệ chiếu xạ thực phẩm là nguyên tắc để ngăn ngừa dịch hại. Chương trình này bắt đầu từ năm 2008 với trái thanh long trước khi xuất khẩu sang Mỹ.

Công nghệ chiếu xạ thúc đẩy xuất khẩu rau quả tăng trưởng - Ảnh 1.

Đại biểu tham dự hội thảo thăm quan gian hàng trưng bày

Các nước nhập khẩu như Hoa Kỳ, Úc, New Zealand … đều yêu cầu các mặt hàng nông sản như rau, hoa quả tươi trước khi xuất khẩu phải được xử lý chiếu xạ.

Trung Tâm Công nghệ Sinh học TP. Hồ Chí Minh và Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam vừa phối hợp tổ chức hội thảo "Ứng dụng công nghệ chiếu xạ trong nông nghiệp, thực phẩm và y tế", hiều ngày 16/11/2020 tại TP.HCM.

Chiếu xạ chưa bắt kịp tăng trưởng xuất khẩu nông sản

Theo PGS.TS Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM, chiếu xạ thực phẩm là quá trình phơi thực phẩm và bao bì thực phẩm với bức xạ ion hóa tia X dùng điện tử mà không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm. Chiếu xạ thực phẩm có thể giảm tổn thất, nâng cao chất lượng, độ an toàn và kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm bằng cách giảm thiểu hoặc diệt các loại côn trùng và vi sinh vật gây hại có trong thực phẩm.

Ở Việt Nam, sau năm 2000 là giai đoạn tăng cường chuyển giao công nghệ, thúc đẩy các ứng dụng thực tiễn, với sự ra đời của ngành công nghiệp chiếu xạ.

TS. Trần Minh Quỳnh, Trung tâm chiếu xạ Hà Nội - Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho biết, năm 2004 Bộ Y tế đã cho phép xử lý chiếu xạ 7 loại thực phẩm trong những khoản liệu xác định cùng với việc hoàn thiện quy định liên quan ứng dụng chiếu xạ thực phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn cho thủy hải sản tươi sống và làm đông lạnh, bột gia vị và kiểm soát côn trùng trong hoa quả tươi xuất khẩu.

Tuy nhiên, năng lực của các máy chiếu xạ hiện chỉ đáp ứng một phần thị trường xuất khẩu. Do vậy, cần mở rộng hoạt động dịch vụ chiếu xạ, đa dạng hóa sản phẩm thực phẩm chiếu xạ, đẩy mạnh ứng dụng chiếu xạ để đảm bảo chất lượng vệ sinh đối với thực phẩm tươi, chế biến … cho mục đích tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Hoa kỳ là thị trường chiếu xạ số 1 của Việt Nam

Thị trường thực phẩm chiếu xạ lớn nhất của Việt Nam hiện nay là Hoa Kỳ. Tổng sản lượng trái cây tươi xuất khẩu sang Mỹ phải qua chiếu xạ năm 2019 đạt hơn 7.598 tấn các loại, tăng 76 lần so với năm 2008 và tăng 98 tấn so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó xuất khẩu quả nhãn hơn 2.729 tấn, tăng 1.150 tấn so với năm 2018 và 307 tấn xoài vượt cả chôm chôm và vải hiện cả hai bên đang tiếp tục đàm phán để Mỹ mở cửa cho quả quả bưởi sao thanh long chôm chôm nhãn vải vú sữa và xoài.

Trong hầu hết các loại nông sản chủ lực như trái cây, rau, bột gia vị xuất khẩu sang Mỹ đều xử lý kiểm dịch bắt buộc bằng chiếu xạ trước khi xuất khẩu đi. Công ty Sơn Sơn hiện là cơ sở chiếu xạ duy nhất được Mỹ cấp phép chiếu xạ kiểm dịch.

Việt Nam đã có 4 loại trái cây là vải, xoài, thanh long, nhãn được phép xuất khẩu vào thị trường Úc và New Zealand. Trong đó, vải, xoài, nhãn phải chiếu xạ để kiểm dịch. Phần lớn trái cây chiếu xạ xuất khẩu sang Úc được xử lý tại  Trung tâm chiếu xạ Hà Nội, tổng sản lượng hàng hoá xử lý chiếu xạ xuất khẩu năm 2019 là hơn 108 tấn, tăng 36 tấn so với cùng kỳ năm 2018.

Châu Âu là thị trường lớn với nhu cầu rau tươi là 15 triệu tấn và 7 triệu tấn trái, trong đó khoảng 10 - 15% là nhập khẩu. Hiệp định EVFTA là cơ sở để thúc đẩy xuất khẩu nông sản nhất là rau quả tươi trong thời gian tới. Thị trường thực phẩm chiếu xạ châu Âu được dự kiến sẽ tăng đều dù không cho phép áp dụng chiếu xạ rau quả chế biến và các loại hạt ăn được.

Hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất nông nghiệp của TP.HCM đã tuân thủ theo quy trình sản xuất VietGAP và Globalgap, có cơ sở chế biến sâu và đóng gói hiện đại phù hợp với xuất khẩu. Hệ thống Logistic phát triển mạnh đáp ứng yêu cầu vận chuyển trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng nông nghiệp đạt 45% năm của cả nước đặc biệt là vựa trái cây lớn nhất nước. Có cơ sở chiếu xạ  Vinagamma và máy chiếu xạ EB.

Năm 2019, TP.HCM có 220 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm và thủy sản thành lập mới. Tổng số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm và thủy sản đang hoạt động tại TP.HCM là 1.675 doanh nghiệp nông nghiệp (chỉ tiêu đến năm 2020 đạt 1.500 doanh nghiệp).

Các doanh nghiệp xuất khẩu giống cây trồng đạt 620 tấn, tăng 27,8% so với cùng kỳ, cá cảnh xuất khẩu đạt 21,5 triệu con tăng 5,8% so với cùng kỳ kim ngạch xuất khẩu đạt 23,2 triệu USD tăng 3,7% so với cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu châu Âu chiếm 54,09% Châu Á chiếm 29,18% và châu Mỹ chiếm 14,34%...

Theo Duy Khang

Bizlive

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên