Công nghệ “đỉnh cao” chỉ Trung Quốc mới có, Nhật bỏ 300 tỷ NDT để được chuyển giao nhưng bị từ chối, Mỹ ra giá gấp đôi cũng không được
Một loại công nghệ chỉ Trung Quốc mới có, được ứng dụng vào công nghiệp công nghệ cao. Mỹ và Nhật đều muốn mua nhưng bị từ chối.
- 17-07-2023Cách ngăn tin tặc xâm nhập vào điện thoại của bạn
- 17-07-2023Doanh thu quảng cáo của Twitter giảm 50%
- 17-07-2023Triệu phú Mỹ nổi tiếng nói về công cụ tạo ra của cải vĩ đại nhất lịch sử’
Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, Trung Quốc đã làm chủ được một công nghệ tiên tiến, đó là công nghệ in 3D ứng dụng vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao như sản xuất ô tô, sản xuất phụ tùng hay ứng dụng vào công nghiệp ý tế, hóa chất và thận chí là công nghệ sản xuất máy bay .
Hiện nay, công nghệ in 3D này chỉ thuộc sở hữu của Trung Quốc và Trung Quốc từ chối chuyển giao cho bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Trước đây, Nhật Bản đã từng ngỏ ý muốn mua công nghệ này với giá 300 tỷ NDT nhưng Trung Quốc từ chối. Sau đó, Mỹ đã 3 lần hỏi mua và đưa ra mức giá là 600 tỷ NDT, gấp đôi của Nhật Bản nhưng Trung Quốc cũng không đồng ý.
Trên thực tế, Trung Quốc đã nghiên cứu và kết hợp công nghệ khác với công nghệ in 3D để tạo ra một loại công nghệ mà chỉ Trung Quốc mới có. Cụ thể, Trung Quốc kết hợp công nghệ in 3D với các máy móc được điều khiển bằng máy tính (CNC).
Với sự ra đời của máy CNC kết hợp với công nghệ in 3D trong lĩnh cực đúc, rèn… đã giúp Trung Quốc có những công trình đẳng cấp thế giới. Khi phát triển công nghệ mới này, Trung Quốc đã có thể giảm phụ thuộc vào các quốc gia khác và tự làm chủ các công trình của mình.
Mỹ cũng đã ứng dụng công nghệ in 3D vào sản xuát nhưng công nghệ của Mỹ còn một số hạn chế. Công nghệ của Mỹ chỉ tạo ra những mẫu tham khảo, chưa đủ tiêu chuẩn ứng dụng vào thực tế để tạo ra linh kiện phục vụ quá trình lắp rắp. Có thể hiểu đơn giản hơn rằng, công nghệ của Mỹ có thể chế tạo một số vật để tham khảo nhưng chưa thể đưa vào sử dụng một cách ổn định.
Trước đây, nhiều người cho rằng ngành sản xuất của Trung Quốc không sáng tạo, thiếu tính linh hoạt, nhưng trên thực tế, Trung Quốc đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của nghiên cứu và đổi mới khoa học – công nghệ. Do đó, máy CNC tích hợp in 3D trong đúc, rèn ra đời đã thay đổi hoàn toàn cách nhìn của mọi người về công nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc.
Trước khi công nghệ này được đưa vào sử dụng, một sản phẩm trước khi hoàn thiện cần phải trải qua các bước chính là đúc, rèn… và cuối cùng là hoàn thiện, chỉ cần có một sai sót ở một khâu nào đó, sản phẩm sẽ bị loại bỏ.
Từ khi áp dụng công nghệ mới, quá trình sản xuất của Trung Quốc có hiệu suất cao hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực.
So với các máy CNC truyền thống, kết hợp máy CNC với công nghệ in 3D tiên tiến tạo ra vô cùng nhiều thuận lợi. Cụ thể, máy CNC kết hợp công nghệ in 3D không chỉ cho phép một số công đoạn diễn ra cùng lúc mà còn có thể giúp con người lập kế hoạch, từ đó hoạt động sản xuất được diễn ra tự động và trơn tru.
Ngoài ra, hiệu suất làm việc của việc kết hợp công nghệ in 3D cao hơn gấp nhiều lần so với máy CNC truyền thống. Không chỉ vậy, kết hợp công nghệ in 3D còn giúp dễ dàng hơn trong quá trình sản xuất các phụ kiện nhỏ cần độ chính xác cao.
Điều quan trọng nhất là công nghệ in 3D do Trung Quốc phát triển đã tạo ra một công nghệ hoàn toàn mới. Công nghệ này có khả năng tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao.
Hiện nay, Trung Quốc đã lên kế hoạch sử dụng công nghệ in 3D kết hợp trí tuệ nhân tạo để xây dựng một con đập thủy điện Dương Khúc trên cao nguyên Thanh Hải thuộc khu vực Tây Tạng, Trung Quốc. Sau khi hoàn thành, con đập thủy điện này sẽ trở thành con đập thủy điện ứng dụng công nghệ in 3D lớn nhất thế giới.
Bên cạnh việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ in 3D, Trung Quốc sẽ sử dụng máy đào, xe tải, máy ủi, máy rải và xe lu không người lái để xây dựng từng mảnh cho con đập thủy điện này. Con đập thủy điện này được khởi công vào cuối năm 2021 và dự kiến hoàn thành vào năm 2024.
Tham khảo: Baidu
Nhịp sống thị trường