Công nghệ làm mật ong giả tinh vi đến thế nào: "Vàng thau lẫn lộn", đến hàng thương hiệu trứ danh cũng "đột tử vì hàng pha ke"
Nổi tiếng khắp thế giới nhưng quốc gia này đang phải bán những lọ mật ong thật với giá quá rẻ, chỉ khoảng 90.000 đồng-100.000 đồng/lọ vì ngành công nghiệp làm giả quá “lộng hành”.
- 15-05-2023Vấn nạn mật ong giả tồi tệ đến mức nào: Không chỉ là phổ biến ở Việt Nam hay châu Á, thị trường khó tính như châu Âu cũng không thoát cảnh "3 phần mật, 7 phần đường"
- 15-05-2023Giới trẻ Mỹ "chê" chứng khoán, tìm tới 4 loại hình đầu tư khác để giàu nhanh
- 15-05-2023Thấy ‘mỏ tiền’ để không ở quốc gia láng giềng, các nhà đầu tư Trung Quốc sẵn sàng chi gấp đôi giá thị trường để nắm cơ hội
Tiền giả có được chấp nhận sử dụng như tiền hợp pháp hay không? Liệu người tiêu dùng có cảm thấy vui khi trả tiền để mua một hộp đào ngâm nhưng bên trong lại là khoai tây hay không? Tất nhiên, không ai chấp nhận điều đó.
Tuy nhiên, hiện tại người tiêu dùng lại đang gặp phải tình trạng mua phải mật ong giả với mức giá cao mà không biết phân biệt.
Người làm nghề chân chính bị ảnh hưởng còn những người làm giả lại đang thu về những khoản lợi nhuận khổng lồ.
Nam Phi là quốc gia gặp phải tình trạng như vậy. Natasha Lyon, chuyên gia thẩm định mật ong của nước này cho biết chỉ 1 thìa cà phê mật ong phải cần tới 12 con ong “làm lụng” vất vả trong suốt vòng đời của chúng mới có thể tạo ra được.
Tiến sĩ Lynne Hepplestone, người nuôi ong và cũng là một bác sĩ thú y cho biết một con ong mật (hai loài ở Nam Phi) sẽ phải kiếm ăn cách tổ ong tới 5km trong một ngày.
Chính bởi sự kỳ công như vậy đã khiến nhiều nước trên thế giới hay Nam Phi xuất hiện ngành công nghiệp sản xuất “mật ong giả”. Lọ mật ong được bày bán tràn lan trên thị trường toàn cầu có vị giống mật ong thật nhưng một số loại lại không phải sản phẩm nguyên chất.
Phần lớn chúng sẽ được pha loãng từ các loại siro giá rẻ như siro từ ngô, ngũ cốc, gạo,...hay làm từ đường, mạch nha,...và trộn kèm một vài hương liệu. Một số trang báo thế giới cảnh báo rằng có vài loại mật ong giả sẽ được in nhãn sản xuất từ Nam Phi hoặc Uruguay - những quốc gia nổi tiếng với mật ong hảo hạng.
Ngành công nghiệp làm giả này thậm chí ngày càng “tinh vi” khi sử dụng một số loại đường không thể bị phát hiện là đường giả trong các thử nghiệm hiện có trong phòng thí nghiệm.
Nó đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường và sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là ở Nam Phi - quốc gia được cho là bị tác động nghiêm trọng đến ngành nuôi ong chính thống.
Khi được hỏi liệu ngành công nghiệp mật ong thật có đang bị đe dọa bởi sự gia tăng của mật ong giả hay không cũng như mối đe dọa đó lớn đến mức nào, Chris Nicklin - chuyên gia về ong trả lời: “Rất khó để định lượng mối đe dọa một cách chính xác nhưng chắc chắn rằng mật ong giả đang tràn lan khắp thế giới. Thị trường Nam Phi cũng đang cắt giảm nghiêm trọng ngành nuôi ong chính thống”.
Sản xuất mật ong là một công việc khó khăn. Những người nuôi ong ở Nam Phi đang phải đối mặt với vô vàn thách thức, bao gồm nguồn thức ăn thô cho ong giảm, chi phí đầu vào tăng cao, tình trạng phá hoại tổ ong lan rộng,...
Đặc biệt, chiến thuật của những người làm giả cũng rất “cao tay” khi mật ong pha tạp có mức giá không quá cao khiến cho những người nuôi ong bán mật nguyên chất khó có thể cạnh tranh và khiến việc kinh doanh bị lung lay.
Nhưng thậm chí đôi khi người tiêu dùng nước này sẽ phải đối mặt với việc mua phải mật ong giả bằng tiền với mật ong thật do sự trà trộn “khó lòng phân biệt”.
Theo chuyên gia, mật ong thật của Nam Phi không đắt so với tiền bạc, thời gian và công sức mà người dân bỏ ra để sản xuất nó. Tại quốc gia này, những người dân khó khăn - làm ăn thực chất đang phải bán những lọ mật ong với giá quá rẻ R70-R80/lọ (khoảng 90.000 đồng-100.000 đồng/lọ).
Có mức giá như vậy là bởi họ đang phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ tại những nơi khác - những sản phẩm chưa chắc là mật ong nguyên chất 100%?.
Theo Lyon, một lọ mật ong nguyên chất khoảng 300-400ml, mức giá rẻ nhất cũng nên được bán với giá R130/lọ (khoảng 167.000 đồng/lọ).
Người nuôi ong và chăm sóc các địa điểm nuôi ong thường tốn rất nhiều công sức và phải di chuyển nhiều. Công việc bảo trì theo mùa cũng tốn rất nhiều thời gian. Chi phí để đưa ra mật ong thành phẩm cũng tiêu tốn nhiều.
Người nuôi ong “có tâm” đang bị thiệt hại nghiêm trọng. Chính vì vậy, người tiêu dùng cần cảnh giác và lựa chọn mua những sản phẩm chất lượng, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe vừa tạo ra sự phát triển lành mạnh cho ngành công nghiệp này.
Tham khảo Daily Maverick
Nhịp Sống Thị Trường