Công ty thời trang thể thao của tỷ phú Warren Buffett giảm hoạt động sản xuất ở Trung Quốc để tăng cường ở Việt Nam
Brooks Running lo ngại thuế quan của Mỹ đối với giày sẽ tăng lên 45% khi các cuộc đàm phán thương mại diễn ra.
- 04-05-2019Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh làm lợi cho người tiêu dùng: Bao giờ có ở Việt Nam?
- 04-05-2019Dự án gần 10.000 tỉ đồng vừa tái khởi động đã gặp khó: Đề xuất cùng ngân hàng gỡ vướng về vốn
"Brooks Sports sẽ chuyển phần lớn các hoạt động sản xuất của mình từ Trung Quốc sang Việt Nam vì các cuộc đàm phán thương mại giữa Washington và Bắc Kinh vẫn đang kéo dài mà chưa có một kết quả chắc chắn nào", CEO Brooks Sports - ông Jim Weber cho biết.
Công ty này sản xuất hàng may mặc và giày thể thao, tên thương hiệu là Brooks Running, thuộc sở hữu của tập đoàn Berkshire Hathaway của Warren Buffett.
Brooks đã có lịch sử hoạt động hơn 100 năm. Hãng được thành lập vào năm 1914 ở thành phố Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ bởi Morris Goldenberg. Ông lựa chọn cái tên "Brooks" dựa trên phiên âm tiếng Anh của họ vợ – Bruchs.
Khi mới thành lập, Brooks sản xuất các đôi giày cho nữ (bathing shoe) trước khi chuyển hướng sang giày thể thao trong thập niên 30 với các đôi giày cho bóng chày, bóng bầu dục. Brooks tiếp tục mở rộng kinh doanh ra thêm nhiều môn thể thao khác trước khi cải tổ toàn diện năm 2001 để tập trung 100% nghiên cứu và sản xuất giày chạy bộ.
"Chúng tôi tin rằng các cuộc thảo luận thương mại sẽ chẳng mang lại tác động tích cực", một phát ngôn viên của Brooks Running nói. "Chúng tôi cần bắt đầu lập kế hoạch để phát triển hoạt động kinh doanh trong tương lai".
Brooks Running đặc biệt lo ngại về các rào cản thuế quan đối với giày, sau lời phát biểu của Tổng thống Donald Trump năm ngoái, rằng ông sẽ áp dụng mức thuế 25% đối với hàng hóa Trung Quốc thay vì mức thuế 20% đã tồn tại trong nhiều năm.
Đối với một đôi giày chạy bộ trị giá 130 USD, mức thuế 45% sẽ là "bất lợi đáng kể" đối với Brooks, theo người phát ngôn. Đầu năm nay, công ty cùng với các đối tác nhà cung cấp tại Trung Quốc đã quyết định sẽ chuyển một số sản xuất ra khỏi quốc gia này.
Trung Quốc chiếm một phần ba các nhà máy của Brooks trên toàn thế giới, trong khi 19% sản lượng của công ty này được thực hiện tại Việt Nam, dữ liệu của Brooks về các nhà sản xuất hợp đồng từ năm ngoái cho thấy. Hiện chưa rõ chính xác Brooks sẽ chuyển bao nhiêu sản lượng sang cho Việt Nam.
Mặc dù Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin cho biết các cuộc thảo luận vẫn đang "hiệu quả", Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn đang tiến hành các cuộc đàm phán thương mại không biết đến bao giờ mới có hồi kết.
Bắc Kinh và Washington cho biến cuộc đàm phán của họ đã đạt được vài bước tiến trong một số vấn đề. Trong đó bao gồm các cách thức giúp chấm dứt những rào cản thuế quan khổng lồ đã gây ra gánh nặng cho nền kinh tế và thương mại của cả hai nước, làm gián đoạn chuỗi cung ứng và thị trường tài chính.
Các cuộc đàm phán thương mại sẽ tiếp tục tại Washington vào tuần tới.