Công việc lương từng cao top 2 Việt Nam: Có thể đến 120 triệu đồng/tháng nhưng 'cái giá' không hề rẻ
Đi kèm với mức đãi ngộ đáng mơ ước là những vất vả và điều kiện khắt khe.
- 30-11-2023Tâm sự cô gái trẻ chuyên lái máy bay cho giới siêu giàu: Lương cao ngất trời nhưng áp lực không phải ai cũng biết
- 29-11-2023Một công việc áp lực ít, nhiều công ty Việt săn đón với mức lương cao 20-30 triệu đồng/tháng nhưng vẫn khát nhân lực trầm trọng
- 16-11-2023Phát hiện người mới có mức lương cao gấp 3 lần, nhân viên làm một việc sai lầm với sếp gây tranh cãi
Glints, nền tảng tuyển dụng và quản lý nhân tài Đông Nam Á, hồi tháng 2/2023 đã công bố thống kê những công việc có lương cao nhất tại Việt Nam. Trong đó, nghề phi công xếp ở vị trí thứ hai, với mức lương trung bình 80 – 120 triệu đồng/tháng. Cá biệt có đơn vị từng có mức lương phi công trung bình khoảng 133 - 300 triệu đồng/tháng, tùy trường hợp và thời gian bay.
Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, năm 2022 mức tiền lương bình quân của phi công Việt Nam là 85 triệu đồng/tháng.
Thu nhập khủng, lại được nhiều người ngưỡng mộ nên không khó hiểu khi nhiều người muốn tìm hiểu và theo học ngành này. Tuy nhiên, để trở thành một phi công không hề dễ dàng. Bởi ngoài sức khỏe, bạn còn cần phải đáp ứng đủ những điều kiện rất khắt khep.
Muốn làm phi công bạn cần có gì?
1. Khả năng tiếng Anh
Để có thể học làm phi công, điều kiện tiên quyết đó chính là bạn phải… cực kỳ thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Ngay từ đầu, tất cả các giáo trình dạy học của phi công đều viết bằng tiếng Anh, các giáo sư chủ yếu cũng là người nước ngoài.
Đó là chưa kể, hệ thống nút bấm trên máy bay cũng được kí hiệu hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Trong quá trình bay ở các đường bay quốc tế, phi công là người nghe chỉ dẫn bay của các trạm không lưu ở các nơi, thông báo về lượng nhiên liệu cần thiết, kiểm tra tình trạng máy bay trước khi bay… Chính vì thế 99% phi công phải có khả năng giao tiếp tiếng Anh thành thạo mới có thể đảm nhiệm được tốt công việc này.
2. Thể hình và thể lực
Để trở thành phi công lái máy bay dân dụng, các học viên sẽ phải trải qua khâu tuyển chọn vô cùng khắt khe, nghiêm ngặt về cả thể hình và thể lực. Một số yêu cầu cơ bản khác về ngoại hình bao gồm chiều cao, cân nặng khá tương đương với tiếp viên, như từ 1,6m với nữ và 1,65m với nam, nặng tối thiểu 48 kg với nữ và 54 kg với nam.
Trong quá trình đào tạo, các phi công tương lai luôn được rèn luyện rất kỹ, đồng thời luôn phải tuân thủ những quy tắc khắc nghiệt về sức khỏe, trình độ. Đến khi đã trở thành phi công chính thức, để giữ được bằng lái, mỗi năm các phi công phải trải qua từ 1 đến 2 đợt khám sức khỏe và 6 kỳ thi chuyên môn.
3. Học phí
Nhìn chung, chi phí đào tạo một học viên phi công cơ bản tại trường Bay Việt khoảng 1,8 tỷ đồng trong khoảng thời gian 18-20 tháng. Chương trình đào tạo được chia làm 3 giai đoạn bao gồm huấn luyện lý thuyết ATP (Airline Transport Pilot Theory - Lý thuyết phi công vận tải hàng không) dài 24 tuần (trong nước), huấn luyện bay dài 44 - 52 tuần (ở Mỹ, Australia, New Zealand, châu Âu) và huấn luyện phối hợp tổ bay MCC (Multi Crew Cooperation) dài 3 tuần (trong nước).
Trong đó, giai đoạn huấn luyện bay ở nước ngoài chiếm nhiều chi phí nhất khoảng 1,3 - 1,6 tỷ đồng. Học phí của giai đoạn huấn luyện lý thuyết là 134 triệu đồng còn huấn luyện phối hợp tổ bay từ 99 triệu đồng. Tuy nhiên trong trường hợp quá trình học không suôn sẻ, học viên phải học lại thì mức học phí sẽ còn tăng thêm nữa.
Một số học viên cho biết phải đóng thêm hơn 10% học phí dự kiến cho thời gian huấn luyện bay bổ sung. Việc huấn luyện sau cơ bản diễn ra tại các hãng hàng không với chi phí không dưới 1,5 tỷ đồng/người. Cộng thêm các chi phí đi lại, ăn ở, huấn luyện thêm trong thời gian học bay tại nước ngoài, một học viên sẽ cần đầu tư khoảng 4 tỷ đồng để trở thành phi công dân dụng.
Hiện nay, mức học phí du học ở các trường đại học tư thục tại Mỹ khoảng 1,1 tỷ đồng, và tổng 4 năm là khoảng khoảng 4,6 tỷ đồng.
Một số bí mật nghề phi công
- Không được uống nước trong chuyến bay: Phi công không được sử dụng các chất lỏng, vì nếu chúng lỡ đổ ra các bộ máy điều khiển thì có thể dẫn đến một số sự cố ngoài ý muốn.
- Không được trò chuyện ở độ cao thấp hơn 3.050m: Hầu hết các tai nạn máy bay đều xảy ra dưới độ cao này, đó là lý do tại sao "quy tắc buồng lái vô trùng" (Sterile Cockpit Rule) xuất hiện. Quy tắc này cấm các phi công làm bất kỳ điều gì khác ngoài việc điều khiển máy bay cho đến khi chúng đạt độ cao lớn hơn, trong đó bao gồm cả việc nói chuyện.
- Không được sử dụng các thiết bị điện tử: Có quy định phải tắt tất cả các thiết bị điện tử hoặc chuyển chúng sang chế độ máy bay khi đang trong khoang hành khách. Điều này cũng bắt buộc đối với phi công, thậm chí họ còn phải tránh xa điện thoại để không bị phân tâm.
- Lịch trình dày đặc: Một ngày làm việc của các phi công thực ra không chỉ ở "trên trời" mà còn phải dành rất nhiều giờ ở "dưới đất". Trước giờ cầm lái, mỗi phi công phải có mặt ở sân bay trước 2 giờ đồng hồ để thực hiện các công việc như: Kiểm tra thiết bị, máy móc, kiểm tra xăng, kiểm tra bãi đỗ, làm nóng động cơ, chuẩn bị kế hoạch bay. Tất cả những công việc đó nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hành khách.
Đời sống & pháp luật