Covid-19 hoành hành ở châu Âu, Đức sắp công bố gói khích thích kinh tế khủng
Đức sắp sửa công bố các biện pháp kích thích mới để giảm thiểu tác động kinh tế do virus coroba bùng phát, động thái được xem là bước ngoặt ở một quốc gia nổi tiếng với sự thận trọng trong các chính sách tài khóa.
- 23-03-2020Chuyên gia TQ: COVID-19 có thể hoành hành tại châu Âu tới 2 năm, thế giới muốn thắng nhanh phải "đánh" mạnh
- 23-03-2020Covid-19: Tiết lộ bất ngờ từ chuyên gia Ý
- 23-03-2020Báo Mỹ: Phát hiện triệu chứng cực kỳ đơn giản để xác định người nghi nhiễm COVID-19 kể cả khi chưa phát bệnh
- 23-03-2020Cả thế giới oằn mình đối chọi với Covid-19, Trung Quốc vẫn tự tin nền kinh tế sẽ sớm phục hồi theo hình chữ "V"
- 23-03-2020Thương hiệu thời trang lớn nhất thế giới, chủ Louis Vuitton mua 40 triệu khẩu trang chống COVID-19 cho nước Pháp
- 23-03-2020JPMorgan: Nếu Mỹ ngăn chặn được Covid-19, chứng khoán Mỹ sẽ lại lập đỉnh vào đầu năm tới
Gói kích thích của Đức sắp được tung ra trong bối cảnh châu Âu điêu đứng vì đại dịch. Italy là nạn nhân lớn nhất tại châu Âu với số người chết đã vượt quá 5.000 trong khi Tây Ban Nha quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp cho đến ngày 11/4. Châu Âu hiện tại đang là ổ dịch Covid-19 lớn nhất hành tinh với số ca mắc mới nhiều hơn bất cứ nơi nào trên thế giới.
Frederik Ducrozet, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Pictet Wealth Management, nói rằng: "Sự thay đổi này của Đức sẽ là bước ngoặt". Theo đó, Đức đang lên kế hoạch tăng khoản vay năm nay lên 150 tỷ Euro (160 tỷ USD) cũng như chuẩn bị một khoản ngân sách bổ sung tương đương 167 tỷ USD. Chính phủ do thủ tướng Angela Merkel đứng đầu cũng đang thành lập một gói cứu trợ trị giá 500 tỷ euro để hỗ trợ các ngành công nghiệp quan trọng.
Trong một cuộc họp chính phủ hôm 23/3, Berlin được trông đợi sẽ dừng các quy tắc phanh nợ, một đạo luật mà về cơ bản ngăn không cho Đức bị thâm hụt ngân sách.
"Động thái của chính phủ nhằm hạn chế dịch bệnh có thể khiến kinh tế Đức rơi vào hôn mê. Với một gói kích thích tài khóa lớn, chính phủ đang cố gắng làm mọi thứ cần thiết để giữ cho ‘bệnh nhân’ này sống sót", Carsten Brzeski, chuyên gia kinh tế trưởng tại ING Germany, cho biết.
Tính đến sáng 23/3, Đức có 24.873 trường hợp nhiễm bệnh và 94 ca tử vong. Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đang bị cách ly sau khi tiếp xúc với một bác sĩ, người sau đó được chuẩn đoán mắc Covid-19.
Trong khi đó, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp ở Italy, ổ dịch lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Tính đến sáng nay, số ca tử vong ở Italy là 5.476, bỏ xa số người chết vì Covid-19 ở Trung Quốc. Chính phủ Italy đã ra lệnh đóng cửa hầu hết các hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như các văn phòng công cộng và tư nhân. Điều này đồng nghĩa là chỉ những gì được coi là thiết yếu mới được phép hoạt động.
Thủ tướng Giuseppe Conte nhấn mạnh rằng, những gì đang diễn ra ở Italy là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất mà quốc gia này phải đối mặt từ Thế chiến II.
Tây Ban Nha, một nước EU khác, cũng đang đẩy mạnh các biện pháp đối phó virus. Theo đó, nhà chức trách nước này sẽ gia hạn thời gian duy trì tình trạng khẩn cấp đến ngày 11/4 vì số người chết liên tục tăng. Tây Ban Nha hiện là nước có số ca nhiễm Covid-19 nhiều thứ 4 trên thế giới sau Trung Quốc, Italy và Mỹ. Đến sáng 23/3, có 28.768 ca nhiễm Covid-19 được ghi nhận với 1.772 ca tử vong.