Cứ 4 người lại có 1 người muốn nhảy việc: Người không muốn thay đổi việc làm là người có ít khả năng và kỹ năng để thích ứng với một công việc mới?
Tại sao cứ 4 nhân viên thì sẽ có 1 người có ý định nghỉ việc?
- 25-03-2021Dù mọi chuyện có tệ đến đâu cũng đừng nhảy việc nếu chưa có đủ 3 điều sau
- 25-02-2021Mỗi tuần gửi đủ 7 lá thư này, công việc, cuộc sống của bạn đều tự nhiên thoải mái: Mọi sự thuận lợi không tự nhiên mà có, hành động nhỏ đem lại bước nhảy vọt không ngờ
- 23-02-2021Harvard Business Review khẳng định, cần nhảy việc ngay nếu bạn có đủ 5 dấu hiệu nguy hiểm này: Thời gian không nhân từ với kẻ thích chần chừ!
Theo thống kê, năm 2019 là năm có số người người lao động bỏ việc đạt mức kỷ lục. Các chuyên gia cho biết nguyên nhân dẫn đến việc này là do người lao động muốn bảo vệ một số lợi ích của họ.
Từ tháng 3 năm 2020, đại dịch Covid 19 đã "xóa sổ" 20,5 triệu việc làm ở Mỹ. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, số lượng người lao động ở quốc gia này thấp hơn trước kia khoảng 7,9 triệu người. Thậm chí lực lượng lao động vẫn tiếp tục giảm 3,9 triệu người so với tháng 2 năm ngoái.
Tuy nhiên, sau khi nhiều lĩnh vực kinh tế có dấu hiệu phục hồi, người lao động lại có động thái muốn tìm việc làm mới. Theo khảo sát của Prudential Financial, sau khi tình hình dịch bệnh đã ổn định, cứ 4 người lao động thì sẽ có 1 người lên kế hoạch tìm một công việc mới.
Dưới đây là lý do nhiều người muốn bỏ công việc hiện tại và những gì nhà tuyển dụng nên làm.
Ai rời đi và tại sao
Trong 26% số người lao động có ý định nghỉ việc sau đại dịch, có đến 80% đã nghỉ việc vì họ cảm thấy không có khả năng thăng tiến trong công việc của mình. Đồng thời, 72% trong số đó cũng nói rằng đại dịch làm họ phải suy nghĩ lại về kỹ năng nghiệp vụ của mình. Thêm vào đó, có rất nhiều người lao động muốn nhảy việc. Vì thế họ đã tham gia vào các khóa học để học thêm một hoặc hai kỹ năng mới trong thời gian giãn cách xã hội.
Người lao động muốn thay đổi việc làm liên tục vì họ muốn tìm một công việc có sự linh hoạt. Đặc biệt họ rất quan tâm đến các công ty có thể tạo cơ hội làm việc từ xa trong thời gian dài. Bên cạnh đó, nhiều người cho biết nếu công ty hiện tại của họ không thể cho phép việc làm từ xa trong thời gian dài thì họ sẽ tìm một công ty khác đáp ứng được điều này.
Derek Avery, giáo sư Đại học Houston cho biết ông không lấy làm ngạc nhiên với tình trạng này. Tuy nhiên, ông cũng rất lo lắng vì nếu tình trạng này tiếp diễn thì những người không muốn nhảy việc sẽ gặp nhiều bất lợi hơn so với những người muốn nhảy việc. Bởi vì thông thường những người không muốn thay đổi việc làm là những người có ít khả năng và kỹ năng để thích ứng với một công việc mới. Chính vì thế hai nhóm người lao động này sẽ có sự cạnh tranh.
Trong buổi phỏng vấn của tờ CNBC Make It, ông cho biết: "Khái niệm nhảy việc có vẻ phù hợp với nhóm người lao động cấp cao ví dụ như CEO hay quản lý thị trường. Vì họ thường sẽ nhận được khá nhiều lợi ích khi nhảy việc".
Hiện tại, những người có thể làm việc từ xa thường là người da trắng, có trình độ học vấn và có thu nhập cao. Giáo sư Avery cũng nói rằng nếu một công ty đẩy nhanh xu hướng này sau đại dịch, thì tình trạng bất bình đẳng thu nhập sẽ ngày càng trầm trọng.
Nhà tuyển dụng cần lưu ý những gì
Chỉ cần một nhân viên đang có ý định bỏ việc cũng khiến bất kỳ nhà lãnh đạo nào lo ngại. Và Rob Falzon (phó chủ tịch Prudential Financial) cho biết ông cũng không ngoại lệ. Falzon đã đưa ra 3 cách giúp các nhà tuyển dụng có thể giữ chân nhân viên của mình.
Đầu tiên, Falzon nói rằng các tổ chức nên xem xét lại cách họ duy trì văn hóa công ty và bằng mọi giá phải giúp mọi người kết nối với nhau. Ông nói: "Khoảng cách giữa sếp và nhân viên ngày càng lớn. Điều này càng khuyến khích họ nhảy việc".
Tuy nhiên ông cũng nhắc nhở các công ty không nên cho nhân viên trở lại văn phòng để làm việc. Vì dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn, thêm vào đó người lao động cũng không muốn trở lại công ty khi còn nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Thực tế, nhiều công ty vẫn muốn làm việc theo mô hình kết hợp- phân chia thời gian làm việc giữa văn phòng và làm việc từ xa. Và Falzon cũng vậy. Ông cho biết Prudential sẽ triển khai làm việc theo cách này trong thời gian tới.
Thứ hai, ông nói rằng đại dịch đã làm gia tăng sự lo lắng của người lao động. Họ lo lắng họ sẽ không học được các kỹ năng mới hoặc không có cơ hội thăng tiến trừ khi họ rời công ty. Những nỗi lo này không phải mới xuất hiện mà nó là một trong những vấn đề khiến người lao động khó chịu từ lâu. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến số lượng người lao động bỏ việc đạt mức kỷ lục vào năm ngoái.
Falzon nói: "Dịch bệnh bùng phát làm cho tốc độ áp dụng công nghệ tăng nhanh. Chính vì thế người lao động cần phải học thêm nhiều kỹ năng khác". Tuy nhiên, trong năm qua, nhiều tổ chức lại không tập trung vào đào tạo nhân viên. Thay vào đó họ tập trung khá nhiều vào việc chuyển đổi hoạt động kinh doanh và một số hoạt động bên lề khác.
Falzon nói thêm: Nếu các công ty muốn phát triển về lâu dài thì việc nâng cao kỹ năng, đào tạo lại và tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên nên được xem xét một cách kỹ lưỡng. Điều này cũng có thể giúp giải quyết vấn đề thứ ba mà người lao động quan tâm, đó là khả năng phục hồi tài chính.
Đối với người lao động, họ có thể làm bất kỳ công việc gì và ở bất cứ đâu nếu ở đó họ nhận được nhiều lợi ích hơn.
Falzon cũng cảnh báo: "Nếu các nhà tuyển dụng không thể khiến nhân viên của mình cảm thấy hài lòng thì họ sẽ mất đi nhân tài."
Doanh nghiệp và tiếp thị