MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cứ đặt lưỡi hổ, nha đam trong nhà là không khí tự khắc sạch? Sự thật về nghiên cứu của NASA đã được phơi bày và nó không giống như bạn nghĩ

09-11-2019 - 07:37 AM | Sống

Dù đúng là các loài cây này có khả năng lọc không khí, nhưng hiệu quả đến đâu thì còn phải xét đã.

Năm 1989, NASA đã thực hiện một nghiên cứu liên quan đến tác dụng của một số loại cây cảnh đặt trong nhà, với khả năng lọc khử độc giúp không khí được trong lành hơn. Trong số này có những loại cây hết sức phổ biến mà chúng ta vẫn thường sử dụng ngày nay, như lưỡi hổ, nha đam, cọ cảnh...

Từ đây, nhiều người cũng dần hình thành quan niệm cho rằng chỉ cần bỏ những loài cây này vào trong phòng, không khí sẽ tự động trong lành. Tuy nhiên dù đúng là việc để một vài chậu cảnh trong nhà có thể giúp tinh thần bạn sảng khoái và làm việc năng suất hơn, việc không khí có được trong lành hơn hay không thì... còn phải xét đã.

Cứ đặt lưỡi hổ, nha đam trong nhà là không khí tự khắc sạch? Sự thật về nghiên cứu của NASA đã được phơi bày và nó không giống như bạn nghĩ - Ảnh 1.
Cứ đặt lưỡi hổ, nha đam trong nhà là không khí tự khắc sạch? Sự thật về nghiên cứu của NASA đã được phơi bày và nó không giống như bạn nghĩ - Ảnh 2.

Các loài cây được cho là có khả năng giúp thanh lọc không khí trong phòng.

Mới đây, một nghiên cứu từ ĐH Drexel (Mỹ) với dữ liệu trên 30 năm đã chỉ ra sự thật không như mong đợi về nghiên cứu của NASA, đó xét riêng về vấn đề lọc không khí, các loại cây cảnh ngày nay chẳng mang lại tác dụng là bao. Trừ phi bạn có khoảng.... cả chục cây cho mỗi mét vuông của không gian sống, còn không thì chúng chẳng đem lại tác dụng gì đâu.

Cụ thể, kỹ sư Michael Waring - tác giả nghiên cứu cho biết với một ngôi nhà hoặc văn phòng rộng 140m2, bạn sẽ cần khoảng 680 cây - nghĩa là 5 cây/m2 thì mới đạt hiệu quả thanh lọc tương đương với việc mở cửa sổ cho không khí lưu thông. Rõ ràng với một số lượng cây như thế thì không thể tối ưu không gian sử dụng được. Mà nếu ít hơn - chẳng hạn mỗi mét vuông 1 cây, hiệu quả lại chẳng là bao.

Waring cho biết muốn cải thiện chất lượng không khí trong phòng, cách hiệu quả nhất là có hệ thống thông thoát phù hợp - như cửa sổ, ống hút gió. Nếu muốn đạt hiệu quả cao hơn thế chỉ nhờ cây cảnh, bạn sẽ cần cả trăm cây mỗi mét vuông lận.

Cứ đặt lưỡi hổ, nha đam trong nhà là không khí tự khắc sạch? Sự thật về nghiên cứu của NASA đã được phơi bày và nó không giống như bạn nghĩ - Ảnh 3.

Bạn có muốn đặt cả trăm cây này trong phòng? Chắc là không rồi

Nghiên cứu của NASA đã gây ra hiểu lầm suốt 30 năm

"Đây là một trong những hiểu nhầm khá lớn về cây cảnh bấy lâu nay," - Waring chia sẻ. "Việc đặt cây cảnh trong nhà cũng tốt, nhưng nếu để lọc không khí thì không mang lại chút hiệu quả nào."

Năm 1989, NASA thực hiện một nghiên cứu về khả năng lọc các hóa chất gây ung thư của các loài cây trên trạm vũ trụ. Những gì họ có được khi đó là nếu đặt một chậu cảnh trong buồng kín chật hẹp (dưới 1m3), kết quả sẽ cực kỳ ấn tượng, khi loại bỏ tới 70% tác nhân gây ô nhiễm.

Một buồng kín nhỏ trong vũ trụ thì rất khác với môi trường văn phòng và nhà ở dưới Trái đất. Nhưng qua thời gian, nghiên cứu của NASA ngày càng gây hiểu lầm lớn hơn.

Cứ đặt lưỡi hổ, nha đam trong nhà là không khí tự khắc sạch? Sự thật về nghiên cứu của NASA đã được phơi bày và nó không giống như bạn nghĩ - Ảnh 4.

Trong một tòa nhà bình thường, không khí bên trong liên tục được thay thế bằng các luồng khí từ cửa sổ, với cường độ nhanh hơn so với khi thí nghiệm. Để chứng minh, các chuyên gia từ ĐH Drexel đã thực hiện 196 thí nghiệm về chất lượng không khí rồi chuyển qua một chỉ số viết tắt là CADR (clean air delivery rate - tốc độ cung cấp không khí sạch). Dựa trên chỉ số này họ tính được rằng trong hầu hết các nghiên cứu từ trước đến nay, không khí sạch do cây cối cung cấp là quá chậm.

"Quá nhiều nghiên cứu không để ý đến CADR, và không tính đến khả năng trao đổi khí thực tế của các tòa nhà, dẫn đến kết quả không đúng về tốc độ làm sạch của cây cối."

Ngoài ra, Waring cũng cho rằng thiết bị nhiều nghiên cứu sau này đã sử dụng là không hoàn toàn chính xác. Họ cũng áp dụng một nồng độ ô nhiễm cao đến phi thực tế để tăng tính ứng dụng của cây.

"Chỉ có 2 nghiên cứu từ năm 2009 là thực sự nắm bắt được vấn đề này,"

Vậy có nên trồng cây trong nhà?

Tuy nhiên, nêu vậy không có nghĩa rằng khoa học không nên nghiên cứu khả năng của cây trong các buồng kín, chỉ là ứng dụng cần phải khác đi. Khả năng lọc không khí của cây cối có tiềm năng trở thành dạng "máy lọc sinh học", với nhiều ứng dụng trong môi trường thí nghiệm.

Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu cũng không thể bác bỏ những lợi ích khác của việc đặt cây cảnh trong nhà. Như đã nêu, màu xanh của cây sẽ giúp tinh thần chúng ta sảng khoái hơn, làm gia tăng hiệu quả trong công việc. Chỉ là, nếu để không khí trong lành hơn thì không.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Exposure Science & Environmental Epidemiology.

Tham khảo: Science Alert

Theo J.D

Helino

Trở lên trên