"Cứ làm thép, ximăng thì sao đủ điện"
Năm năm tới cần 40 tỉ USD để đảm bảo đủ điện. Cần phải thay đổi tư duy tiêu dùng điện, nếu chỉ tập trung vào các ngành tiêu tốn nhiều năng lượng, công nghệ thấp thì sẽ không đủ điện.
- 15-11-2016Bộ trưởng Công Thương giải trình về xả lũ ở Thủy điện Hố Hô
- 14-11-2016Điện “sạch” thừa tiềm năng, thiếu cơ chế
- 25-08-2016TS. Trần Đình Thiên: "Ngành năng lượng thiên hạ kêu khủng khiếp, nhất là chuyện giá điện và xăng dầu"
Đó là quan điểm được TS Trần Đinh Thiên, viện trưởng Viện Kinh tế VN, và các đại biểu đưa ra tại tọa đàm "Cung ứng điện giai đoạn 2016-2020: Nguy cơ thiếu điện và giải pháp" ngày 15-11.
Theo quy hoạch điện VII điều chỉnh được Thủ tướng phê duyệt năm 2015, đến năm 2020 tổng công suất của các nhà máy điện phải đạt 60.000MW, nghĩa là trong năm năm 2016-2020 cần đưa vào thêm 21.650MW.
Năm năm, cần 40 tỉ USD để đủ điện
"Tổng số tiền cần đầu tư trong giai đoạn 2016-2020 là 40 tỉ USD. Tức mỗi năm gần 7,9 tỉ USD" - ông Đinh Thế Phúc, phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực.
Dẫn theo tính toán của Viện Năng lượng, ông Đinh Thế Phúc, phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương), số tiền đầu tư trong năm năm của các nhà máy điện từ nay đến năm 2020 là gần 30 tỉ USD. Đó là chưa kể việc xây dựng các nhà máy điện, hệ thống lưới điện truyền tải.
Trong khi đó, ông Franz Genner, trưởng nhóm chuyên gia năng lượng, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cảnh báo vốn ODA vào các dự án điện đã tới giới hạn. Do đó để có được hàng tỉ đô vốn mỗi năm cho ngành điện, cần phải huy động khoảng 70% từ khu vực tư nhân. Song, vấn đề giá điện hiện nay đang là bài toán khó.
Ông Trần Đình Thiên cho rằng thay vì duy trì một nền kinh tế tiêu tốn năng lượng, sử dụng năng lượng quá nhiều thì cần phải tái cơ cấu, đặc biệt các ngành công nghiệp tiêu tốn năng lượng.
Đồng quan điểm, ông Franz Genner cho rằng tiết kiệm năng lượng là giải pháp rất quan trọng và ít tốn kém nhất để tránh những đợt tăng giá điện sắp tới.
Tuổi trẻ