Cụ ông 90 tuổi nói: "Lĩnh ngộ được 4 câu nói này, đời này bạn sẽ không bao giờ phải chịu thiệt"
Hôm nay tôi muốn chia sẻ với mọi người 4 câu nói, nếu bạn có thể lĩnh ngộ, sẽ có thể giống tôi, ít phải đi đường vòng, ít phải chịu thiệt, có thể nhanh chóng nhìn ra được bộ mặt thật của xã hội này.
- 01-08-2019Được hỏi bí kíp sống lâu, cụ bà 107 tuổi bật mí: "Không bánh, không nước soda và không đàn ông"!
- 23-07-2019Cụ ông đã "sống lại" cuộc đời mới tới 92 tuổi nhờ 1 động tác Yoga: Cơ thể khỏe như 25 tuổi
- 12-06-2019Được cháu trai hậu thuẫn, ông giáo 84 tuổi trở thành ngôi sao thời trang với biệt danh "cụ ông sành điệu" nhất Nhật Bản, đốn tim hàng trăm ngàn người
Mấy ngày trước, một cậu thanh niên vừa mới tốt nghiệp đại học không lâu đến công ty phỏng vấn, cậu ấy đến mà không cầm theo CV hay bất cứ bằng cấp nào.
Vốn dĩ tôi muốn thông qua nói chuyện để hiểu hơn về trình độ chuyên môn của cậu ấy, không ngờ cậu ấy trực tiếp mở lời trước, nói rằng mình từng thực tập ở một đài truyền hình, có kinh nghiệm về truyền thông, vì vậy, lương một tháng không dưới 15 triệu và tuyệt đối không tăng ca.
Nghe xong những điều đó, tôi cười và khéo léo mời cậu ta về.
Sau khi cậu ta về, tôi bỗng nhớ lại mình ở độ tuổi của cậu ta, khi mới bước vào xã hội. Tôi của khi đó cũng giống cậu ta, tự tin đầy mình, không nhìn rõ thực lực cũng không thấu hiểu hiện thực xã hội.
May mắn là trong quá trình trưởng thành, tôi luôn có một người thầy dẫn đường, giúp tôi ít phải đi đường vòng hơn.
Người thầy dẫn đường đó chính là ông của tôi. Khi tôi mới bước vào xã hội, ông mới 70 tuổi, mỗi lần xa nhà ông đều sẽ dặn dò tôi rất nhiều. Những lời dặn dò đó của ông giúp tôi nhìn rõ hiện thực xã hội, nhanh chóng hòa nhập được với môi trường làm việc.
Hiện tại, tôi đã bước vào độ tuổi trung niên, ông cũng đã 90 tuổi, nhưng những lời dạy dỗ của ông đủ để tôi thu được lợi ích cả đời.
Hôm nay tôi muốn chia sẻ với mọi người, nếu bạn có thể lĩnh ngộ, sẽ có thể giống tôi, ít phải đi đường vòng, ít phải chịu thiệt, có thể nhanh chóng nhìn ra được bộ mặt thật của xã hội này.
1. Thiên bất ngữ tự cao, địa bất ngữ tự đại
Ông của tôi là một giáo sư, chịu ảnh hưởng của ông, ngày từ nhỏ tôi đã thích viết lách, lên đại học cũng lựa chọn chuyên ngành có liên quan.
Năm đó khi vừa mới tốt nghiệp, tôi xin vào làm ở một nhà xuất bản, trở thành thực tập sinh biên tập. Vì có kỹ năng viết và sự nhạy bén, bắt kịp xu hướng, các bài báo của tôi đều nhận được phản hồi rất tốt, chẳng mấy chốc đã đã vượt qua các đàn anh đàn chị cùng chỗ làm.
Sự tán dương của lãnh đạo và sự tâng bốc của đồng nghiệp khiến tôi kiêu ngạo tự mãn.
Nhưng dần dần, tôi phát hiện ra đồng nghiệp ngày càng xa cách với tôi, sự tán dương những bài viết của tôi cũng ngày một ít, việc này đã khiến tôi chịu đả kích rất lớn.
Cũng đúng vào lúc này, ông nói với tôi: "Thiên bất ngữ tự cao, địa bất ngữ tự hậu."
Ông nói, ông trời trước giờ không bao giờ khoe khoang mình cao ra sao nhưng vẫn có thể bao quát được hết toàn bộ người và việc, mẹ đất cũng chẳng bao giờ nói mình rộng lớn như nào nhưng lại có thể dung nạp tất cả mọi người.
Cháu cả ngày ở công ty tự mãn, huênh hoang, thực ra trong lòng lại thiếu tự tin, muốn nhận được sự công nhận của mọi người. Mặc dù đồng nghiệp ban đầu sẽ rất tán dương cháu, nhưng lâu dần nhất định sẽ khiến người khác nảy sinh ác cảm.
Người thực sự tài giỏi đều hiểu rõ thực lực của mình, không bao giờ huênh hoang, khoác loác, họ dùng thực lực để nói chuyện, kiểu người này mới xứng đáng có được sự tôn trọng của người khác, và cũng chính kiểu người này mới có thể không ngừng tiến bộ, nâng cao năng lực bản thân.
Lời nói của ông khiến tôi xấu hổ nhưng cũng ngộ ra được rất nhiều. Làm người phải khiêm tốn, kể từ đó, nói ít làm nhiều đã trở thành thương hiệu của tôi.
2. Cùng bất tẩu thân, phú bất hoàn hương
Trong vấn đề quan hệ xã hội, tôi luôn không biết làm sao cho đúng mực. Ông nói với tôi rằng "cùng bất tẩu thân, phú bất hoàn hương", câu nói này của ông dạy cho tôi một bài học rất lớn.
Những năm tôi mới khởi nghiệp, công ty luôn trong trạng thái lỗ vốn, cuộc sống quả thực rất khó khăn. Mỗi lần về quê ăn Tết, tôi muốn qua thăm họ hàng thân thích một lát, ông cản tôi.
Sau này, khi công ty dần dần đi vào quỹ đạo, tôi trở thành đứa mua được xe ô tô đầu tiên trong làng, vốn dĩ năm đó định tự lái xe về nhà ăn Tết, nhưng ông lại ngăn tôi về nhà.
Tôi cảm thấy rất lạ. Cho tới một ngày, chú của tôi nói với tôi rằng: mấy năm nay, cháu một thân một mình bên ngoài làm ăn, từng bước thành công được như hiện tại, khiêm tốn, chăm chỉ, khá lắm cháu trai ạ!
Lúc này tôi mới hiểu được dụng ý của ông. Khi bạn nghèo mà bạn đến gặp họ hàng thân thích nhất định sẽ bị ghét, khi giàu mà quay về quê nhất định sẽ chịu không ít lời ra tiếng vào. Sự lạnh nhạt đến từ chính những người thân là thứ khiến ta buồn nhất. Chỉ khi nắm bắt tốt giới hạn này, bạn mới có thể duy trì được tình nghĩa anh em.
3. Nhân bất đắc toàn, qua bất đắc viên
Tôi sinh ra đã thuộc tuýp người uống nước thôi cũng phát phì, từ nhỏ đến lớn, từ "gầy" chưa bao giờ nằm trong từ điển của tôi.
Vốn dĩ tôi cứ nghĩ béo chẳng sao hết, cứ làm một tên mập vui vẻ là được. Nhưng trong một lần đi phỏng vấn, vì ngoại hình của mình mà tôi bị loại, họ tuyển dụng một người viết lách bình thường nhưng ngoại hình khá hơn tôi.
Tức mình, tôi quyết tâm giảm béo. Kết quả, tuyệt thực được 3 ngày, tôi đường đường chính chính gõ cửa nhà bác bệnh viện.
Ông nhìn thấy bộ dạng yếu ớt của tôi, đau lòng nói "nhân bất đắc toàn, qua bất đắc viên"hông ai là hoàn hảo không có khuyết điểm, nếu cứ quá phóng đại khuyết điểm của bản thân, cháu sẽ xem nhẹ ưu điểm của mình. Luôn muốn thay đổi cái gì đó, kết quả cuối cùng lại làm tổn thương chính mình.
Làm người, nhất định phải học cách tiếp nhận một bản thân không hoàn mỹ, làm bạn với những khuyết điểm của mình, có như vậy cuộc sống mới an nhàn tự tại, mỗi cá nhân đều là những sự tồn tại độc nhất vô nhị, đều mang trong mình những tia sáng độc đáo riêng.
4. Bất lung bất hạt, bất phối đương gia
Kể từ lúc thành lập công ty riêng, tôi đã gặp rất nhiều trường hợp nhân viên xin nghỉ việc. Nếu lý do của họ là chính đáng, tôi nhất định sẽ chúc họ may mắn, dẫu sao thì thiên hạ không có bữa tiệc nào là không tàn.
Nhưng đối với những người rõ ràng là nhảy việc lại nói dối rằng muốn về quê phát triển nên mới xin nghỉ việc, tôi luôn có ác cảm với họ.
Mỗi lần định mắng cho họ một trận, tôi lại nhớ đế lời của ông tôi, "bất lung bất hạt, bất phối đương gia", một người nếu không biết mắt nhắm mắt mở thì không xứng đáng làm người lãnh đạo.
Mỗi người đều có cho mình những suy nghĩ riêng, có quyền lựa chọn nên thể hiện ra sao. Người thông minh, dù biết trong lòng đối phương nghĩ gì cũng không nhất thiết phải nói toẹt ra, làm tổn thương tình cảm hai bên, đặc biệt là những người ở cấp quản lý, nhất định phải học cách làm một người thông minh.
Đối nhân xử thế luôn là một môn học khó, không thể một vài câu là nói hết được, nhưng hi vọng 4 câu nói này có thể giúp bạn nhìn rõ hiện thực xã hội, trở thành một người hiểu rõ nhân tình thế thái và không bao giờ phải chịu thiệt thòi.
Trí thức trẻ