MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cùng là giấy đi đường, nhưng quy định của Australia có gì khác so với Việt Nam?

Cùng là giấy đi đường, nhưng quy định của Australia có gì khác so với Việt Nam?

Tùy theo tình hình dịch bệnh mà mỗi nơi sẽ có những quy định khác nhau về giấy đi đường. Mặc dù đều dùng QR Code, nhưng quy định ở Australia có một vài điểm khác biệt so với Việt Nam. Vậy những điểm khác đó là gì?

Diễn biến dịch Covid-19 phức tạp đã khiến nhiều nơi phải đưa ra quyết định giãn cách xã hội. Để giảm thiểu tác động của lệnh phong tỏa đến đời sống của người dân, nhiều nơi đã cấp giấy đi đường để cho phép người dân có thể ra ngoài có mục đích cụ thể. Tùy theo tình hình dịch bệnh trên địa bàn mà các tỉnh, thành phố sẽ có những quy định khác nhau về giấy đi đường.

Ở Hà Nội, mẫu giấy đi đường mới nhất dưới dạng QRCode phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong vùng 1 được cấp cho 6 nhóm đối tượng khác nhau. Còn tại Đà Nẵng, sau một vài lần thay đổi về quy định giấy đi đường, hiện tại, mẫu giấy đi đường dạng QRCode được áp dụng từ ngày 5/9/2021 đến khi có thông báo mới. Công nhân, công chức, viên chức... được cấp giấy có mã QRCode để đi đường trong thời gian thành phố tiếp tục cách ly xã hội.

Mỗi giấy đi đường QRCode được cấp trực tuyến qua trang web, có giá trị không quá 7 ngày, đối tượng được cấp là cá nhân tham gia giao thông gắn với phương tiện cá nhân, giấy đi đường chỉ sử dụng trong phạm vi vùng xanh và vùng vàng, không áp dụng với vùng đỏ.

Cùng là giấy đi đường, nhưng quy định của Australia có gì khác so với Việt Nam? - Ảnh 1.

Mẫu giấy đi đường được Đà Nẵng áp dụng từ ngày 5/9

Vậy có quốc gia nào cũng ban hành giấy đi đường tương tự như ở Việt Nam?

Tiểu bang New South Wales (NSW, Australia) cũng là nơi áp dụng giấy đi đường tương tự như ở Việt Nam. Mặc dù bang này đã có lệnh giãn xách toàn xã hội từ giữa tháng 6 do Covid-19, thế nhưng, chính quyền bang New South Wales mới ra quy định cấp giấy đi đường cho người dân từ ngày 28/8.

Cụ thể, người dân thuộc bang NSW sẽ phải đăng ký giấy đi đường nếu ra khỏi khu vực thành phố Sydney hoặc từ các vùng đang được coi là "điểm nóng" cần được quản lý sát sao. Giấy đi đường của NSW thường có thời hạn trong 14 ngày. Tuy nhiên, mới đây, NSW cho phép giấy đi đường sẽ tự động gia hạn đến 30/9 mà người dân không cần phải nộp đơn đăng ký lại, trừ trường hợp người dân có sự thay đổi về lý do đi lại.

Theo quy định của bang NSW, nếu người dân ra khỏi địa phận thành phố Sydney trong bán kinh 50km tính từ nơi ở sẽ phải nộp đơn đăng ký giấy đi đường. Ngoài ra, giấy đi đường cũng được yêu cầu đối với những người đi xem, sửa chữa nơi ở, chuyển nhà ở ngoài khu vực thành phố Sydney; những người lao động cần phải đi làm theo yêu cầu của công ty.

Một số đối tượng đặc biệt như các nhân viên của Lực lượng Phòng vệ Australia và nhân viên y tế sẽ không cần phải đăng ký giất đi đường. Có một điều kiện là người được miễn yêu cầu đăng ký đi lại phải cung cấp thông tin chi tiết về nơi làm việc và thông tin về lãnh đạo của những người này theo yêu cầu của Cảnh sát NSW.

Để thuận tiện, bang NSW cũng xây dựng một trang web giúp người dân có thể tra cứu địa điểm đi và đến để biết được mình có thuộc diện phải xin cấp giấy đi đường hay không.

Để được cấp giấy đi đường, người dân sẽ phải truy cập vào trang web của chính quyền bang New South Wales, rồi khai báo các thông tin về tên tuổi, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nơi ở, địa chỉ nơi cần đến, lý do và thời gian đi lại. Sau đó, giấy đi đường sẽ được tạo dưới dạng QRcode cùng với các thông tin cơ bản và người dùng có thể tải xuống điện thoại.

Thế nhưng, khi ra ngoài, người dân cũng phải mang theo một số giấy tờ khác bên cạnh giấy đi đường như giấy chứng nhận tiêm chủng, giấy yêu cầu đi làm của các công ty với các thông tin như thông tin chi tiết về công ty, vị trí việc làm, lý do cần đến công ty, giờ làm việc. Nếu là các hộ tự doanh, người dân phải cho biết tên của doanh nghiệp, loại hình kinh doanh, số lượng nhân viên, địa chỉ của doanh nghiệp.

Mặc dù bang New South Wales áp đặt lệnh phong tỏa trong thời gian dài, song nơi đây lại không lập các chốt kiểm soát. Thay vào đó cảnh sát chỉ tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên. Và khi được cảnh sát hỏi, người dân chỉ cần trình mã QR ở trên điện thoại để cảnh sát quét mã và kiểm tra những thông tin cần thiết.

Quỳnh Anh

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên