Cuộc đấu trí tại hội nghị Mỹ - Triều: Hai ông Trump - Kim sẵn sàng nhượng bộ gì cho hòa bình?
18h30 tối nay, những hoạt động đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra tại khách sạn Metropole, Hà Nội. Mỗi nhà lãnh đạo có những lá bài trong tay và đòi hỏi sự nhượng bộ từ bên kia. Ông Trump có thể đề nghị nới lỏng các lệnh trừng phạt, trong khi ông Kim có thể hứa hẹn tiến trình phi hạt nhân hóa. Câu hỏi là liệu một trong hai có sẵn sàng nhượng bộ hay không.
- 27-02-2019Tổng thống Donald Trump: Đảng Dân chủ hãy thôi nói về việc tôi nên làm gì với Triều Tiên đi!
Con át chủ bài của ông Trump là các lệnh trừng phạt. Ông có thể gợi ý một triển vọng nới lỏng các lệnh trừng phạt, điều này chính sự thúc đẩy rất cần thiết cho nền kinh tế Triều Tiên giải phóng khỏi cấm vận.
Bước đầu tiên hướng tới điều này sẽ là tăng hạn ngạch dầu mà Triều Tiên có thể nhập khẩu. Theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc, Triều Tiên chỉ được phép nhập khẩu 500.000 thùng dầu tinh chế và 4 triệu thùng dầu thô mỗi năm. Theo các chuyên gia, Hoa Kỳ cũng có thể bật đèn xanh cho kế hoạch đường sắt kết nối hai miền Triều Tiên.
Theo Samsung Securities, Tổng thống Trump cũng có thể nhượng bộ trong việc cho phép mở lại khu công nghiệp Kaesong, một dự án giữa hai miền Triều Tiên khởi công từ năm 2004 nhưng bị đình chỉ vào năm 2016 do các vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa từ Triều Tiên. Nếu các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, dự kiến khu công nghiệp này sẽ sản xuất hàng hóa đạt trị giá 560 triệu USD mỗi năm,…
Từ phía Triều Tiên, việc xử lý tổ hợp hạt nhân Yongbyon là chìa khóa để có được thỏa thuận tốt nhất cho Bình Nhưỡng. Hoa Kỳ luôn muốn gỡ bỏ nó, nhưng không mong muốn này không được hiện thực hóa nhiều trong các cuộc đàm phán sáu bên trong quá khứ.
Triều Tiên có thể cho phép Hoa Kỳ kiểm tra lò phản ứng hạt nhân 5 megawatt của họ, nơi sản xuất plutonium cũng như các cơ sở sản xuất uranium rất giàu. Tiến thêm một bước, Bình Nhưỡng có thể đồng ý phá hủy tổ hợp hạt nhân. Đây sẽ là một chiến thắng lớn cho Hoa Kỳ
"Nếu Hoa Kỳ có thể kiểm tra các cơ sở hạt nhân của Yongbyon, họ có thể đạt được tiến bộ trong việc tìm hiểu khả năng hạt nhân của Triều Tiên và thu giữ các vật liệu hạt nhân của Triều Tiên", Choi Kang, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện nghiên cứu chính sách Asan cho biết.
Ông Trump có thể hứa sẽ tiến tới một hiệp ước hòa bình, còn lãnh đạo Triều Tiên thì muốn bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ.
Bước đầu tiên, Hoa Kỳ có thể tiếp tục viện trợ nhân đạo, sau đó là mở văn phòng liên lạc tại Bình Nhưỡng cũng như có đại sứ Triều Tiên tại Washington. Các văn phòng liên lạc sẽ thúc đẩy thông tin giữa hai nước hiệu quả hơn.
Chủ tịch Kim Jong Un cũng sẽ rất hài lòng nếu như có một tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên. Khi tất cả những động thái đó đã được thực hiện, hai nước và Triều Tiên và Hàn Quốc cuối cùng cũng có thể ký hiệp ước hòa bình để chính thức chấm dứt 70 năm thù địch.
Để đảm bảo các nhượng bộ kinh tế từ tổng thống Hoa Kỳ, ông Kim sẽ phải rút ra lá bài vũ khí hạt nhân của mình. Hoa Kỳ rất quan tâm đến việc kiểm tra các vật liệu hạt nhân, chẳng hạn như plutonium và uranium.
Trong quá trình này, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế có thể sẽ được yêu cầu tham gia quá trình kiểm tra. IAEA cho biết họ luôn sẵn sàng nếu các cuộc đàm phán giữa hai bên diễn ra suôn sẻ.
Trump là một nhà đàm phán kinh doanh sành sỏi. Ông có thể hỗ trợ kinh tế Triều Tiên bằng cách đề nghị hỗ trợ phát triển thành phố ven biển phía đông Wonsan trở thành một điểm đến du lịch. Ông thậm chí có thể cung cấp tiền mặt cho Triều Tiên, nếu Bình Nhưỡng hợp tác với Washington.
Chủ tịch Kim cũng có thể bày tỏ thiện chí bằng ý định từ bỏ tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) – thứ mà ông tuyên bố có khả năng đánh vào Hoa Kỳ.
Washington cũng muốn yêu cầu Triều Tiên báo cáo tất cả các vũ khí hủy diệt hàng loạt sẵn có, bao gồm cả vũ khí sinh học và hóa học. Những vũ khí đó có thể trở thành mối đe dọa đối với an ninh của Hoa Kỳ sau này.
Nếu như Bình Nhưỡng thật sự từ bỏ tất cả vũ khí quân sự quan trọng để đổi lấy lợi nhuận kinh tế thì họ cũng cần phải cung cấp đủ bằng chứng để tổng thống Hoa Kỳ có thể nói với đất nước mình: "Người dân Mỹ hiện đã an toàn".
Nikkei Asian Review
- Tạp chí Diplomat: Hà Nội có thể trở thành một Paris hay Geneva khác
- Chuyện gì xảy ra tiếp theo Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều?
- Hy vọng về một nền hòa bình bền vững nhìn từ nụ cười của Chủ tịch Kim lúc chia tay
- Những chuyện thú vị về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều
- Tổng thống Mỹ vừa khen, phóng viên quốc tế đổ xô về Tràng An Ninh Bình