Cuộc đua “dang dở” của ứng dụng gọi xe thuần Việt có còn đủ hấp dẫn?
Dù khốc liệt mà thường được biết đến như cuộc chơi của những "ông lớn ngoại" vì yêu cầu về tiềm lực tài chính và công nghệ mạnh, song đến nay, thị trường ứng dụng gọi xe vẫn có sức hút đặc biệt với nhóm doanh nghiệp nội.
"Biển đỏ" không dành cho mọi người
Thị trường ứng dụng gọi xe đã và đang là "miếng bánh" kinh doanh hấp dẫn song lại không dễ thưởng thức. Cụ thể, hàng loạt ứng dụng mới, đặc biệt là sự xuất hiện của nhóm ứng dụng "thuần Việt", đã ra đời. Một số cái tên nội đã chứng tỏ mình có thể đối đầu với các ông lớn ngoại nhẵn mặt thị trường, số khác thì lặng lẽ biến mất chỉ sau một thời gian ngắn.
Có những ứng dụng với cái tên thuần Việt sinh sau đẻ muộn nhất tại thị trường Việt Nam nhưng ứng dụng này đã nhanh chóng vượt mặt đàn anh ở mảng đặt xe, xếp thứ 2 sau ông lớn với 16% thị phần theo thống kê của ABI Research (năm 2020). Theo nhận định của một số chuyên gia, các ứng dụng có thể nói đã "đốt tiền" khá thành công ở giai đoạn đầu khiến thị phần tăng nhanh chóng. Song, cho đến nay, ứng dụng này vẫn chưa công bố về bất kì khoản đầu tư nào khác ngoài những đồn đoán về số tiền đã từng được rót trong năm qua. Tính đến nay, các ứng dụng đã phục vụ hàng chục triệu chuyến xe Bike và Car kể từ khi bắt đầu chính thức triển khai...Thế nhưng chỉ sau vài tháng, ứng dụng này phải thông báo ngừng hoạt động và cho đến nay vẫn rất mờ nhạt.
Trong khi đường chạy việt dã của các ứng dụng nội đang dang dở, cơ hội vẫn luôn mở ra cho các doanh nghiệp mới. Ứng dụng Việt nhìn chung tuy có nhiều hạn chế nhất định về công nghệ so với các đối thủ ngoại nhưng lại có lợi thế đặc biệt khi làm thương hiệu bước đầu cũng như thu hút đầu tư nếu có chiến lược nắm bắt thị trường và "đốt tiền" đúng đắn.
Nhưng nhu cầu trải nghiệm của khách hàng luôn "khát" cái mới ở thị trường tiêu dùng năng động như tại Việt Nam. Nên việc gia nhập thị trường gọi xe của các ứng dụng mới sẽ cũng là cách để người dùng so sánh các tính năng và lợi ích khác nhau giữa các sản phẩm, từ đó có được lựa chọn phù hợp nhất cho nhu cầu của mình.
Cơ hội vẫn còn cho "tân binh"
Cuộc chơi công nghệ thì cơ hội về mặt kỹ thuật luôn là tiêu chí phải kể đến khi nói đến thuận lợi dành cho tân binh. Đây là cơ hội để những doanh nghiệp đến sau tiếp thu và cải thiện tốt hơn cho sản phẩm của mình. Những trải nghiệm người dùng ghi nhận từ những ứng dụng trước cũng giúp các doanh nghiệp mới chủ động hơn trong chiến dịch tiếp cận hoặc tung ra các lợi điểm bán hàng độc nhất (USP) của riêng mình.
Nhận thấy những tiềm năng đó, giữa lúc dịch bệnh còn nhiều khó khăn vẫn có ứng dụng gọi xe thuần Việt mới tham gia thị trường. viApp là một ứng dụng gọi xe công nghệ hợp pháp đã đăng ký với Bộ Công Thương, được phép hoạt động chính thức như Grab, Be hay các ứng dụng gọi xe công nghệ khác sẽ chính thức ra mắt vào ngày 8/10.
Về công nghệ, viApp có nhiều cải tiến một số tính năng cho phù hợp với thực tế tại Việt Nam. Đơn cử, đại diện viApp cho biết khách hàng cũng có thể có thể đặt xe theo giá cước cố định, đặt xe theo lộ trình di chuyển thực tế hoặc dùng đồng hồ điện tử để di chuyển như 1 xe taxi công nghệ thực sự với đồng hồ điện tử theo đúng chuẩn Nghị định 10/2020/NĐ-CP
Điều này đồng nghĩa với việc ứng dụng này sẽ mang khả năng tạo nhiều cơ hội (việc làm) hơn cho tài xế khi bên cạnh tính năng chọn (book) khách qua ứng dụng gọi xe thường thấy, tài xế cũng có cơ hội bắt khách lẻ như taxi truyền thống thông qua sử dụng đồng hồ điện tử viApp. Dự đoán, sự xuất hiện của đồng hồ điện tử trên ứng dụng viApp trong thời gian tới sẽ làm cho thị trường thêm phần sôi động và tăng kịch tính cạnh tranh vì người dùng lại thêm cơ hội trải nghiệm và thêm chọn lựa cho mình.
Điểm khác biệt nữa của viApp chính là phương thức thanh toán qua ví MoMo. Khâu thanh toán cũng là một yếu tố quan trọng để khách hàng lựa chọn hãng xe nào, vì thế việc sử dụng phương thức thanh toán qua MoMo cũng sẽ tăng sức cạnh tranh cho viApp, đồng thời cũng giúp MoMo phát triển thêm số lượng người dùng mới, theo như nhóm sáng lập tiết lộ.
"viApp không đặt mục tiêu cạnh tranh với bất cứ ứng dụng gọi xe nào nên mọi người đừng so sánh. Đây là sự cố gắng của một số anh em gắn bó với nghề công nghệ và hiểu về thị trường gọi xe công nghệ để triển khai một nền tảng mà nơi đó các tài xế công nghệ có thêm thu nhập", nhóm sáng lập viApp chia sẻ.
Ứng dụng Viapp mang khả năng tạo nhiều cơ hội (việc làm) hơn cho tài xế khi bên cạnh tính năng chọn (book) khách qua ứng dụng gọi xe thường thấy, tài xế cũng có cơ hội bắt khách lẻ như taxi truyền thống
Được biết, viApp đang đặt mục tiêu chiếm 20% thị phần ứng dụng gọi xe với khách đặt xe qua ứng dụng và 50% với khách vẫy xe truyền thống.
Nhìn chung, dư địa của thị trường gọi xe là còn lớn song đòi hỏi những sự nhập cuộc bài bản và chuyên nghiệp hơn từ các tân binh. Với những lợi thế về đặc thù thị trường cũng như trình độ công nghệ ngày càng phát triển trong nước, các ứng dụng gọi xe thuần Việt hoàn toàn có thể tin tưởng về việc chia sẻ thị phần với các "ông lớn" ngoại.