Cuộc họp muộn và ý tưởng chiến lược về "Đại học Harvard" ở Việt Nam của tân Thủ tướng Nhật Bản
Đại sứ Đoàn Xuân Hưng, người từng là Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản (nhiệm kỳ 12/2011-7/2015) cho biết, ông Kishida là người rất có thiện cảm với Việt Nam.
- 04-10-2021Khi Nhật Bản trở thành 'kẻ ra rìa' trong cuộc đua chip điện tử, cơ hội nào cho Việt Nam và các nền kinh tế khác khu vực ASEAN?
- 26-09-2021Điểm lại 5 dự án FDI 'khủng' 9 tháng đầu năm: LG đầu tư thêm 2,15 tỷ USD, DN Singapore, Nhật Bản rót hàng tỷ USD vào sản xuất điện
- 19-09-2021Từ phong toả diện hẹp nhất để sống chung với Covid-19 đến quy định giãn cách của Nhật Bản, Indonesia: Việt Nam có thể áp dụng được gì?
- 11-09-2021Kinh tế trưởng VinaCapital: Hậu Covid-19, Việt Nam sẽ đạt phát triển 'thần kỳ' như Nhật Bản sau cuộc khủng hoảng dầu hỏa 1973?
Hôm nay (4/10), Quốc hội Nhật đã bỏ phiếu bầu ông Kishida chính thức trở thành Thủ tướng. Ông Kishida sẽ tiếp tục đường lối chính trị LDP truyền thống và khá ôn hòa.
Thách thức cho tân Thủ tướng
Trên cương vị mới, ông Kishida sẽ tiếp tục đường hướng của những vị Thủ tướng tiền nhiệm và bổ sung một số điểm mới, chẳng hạn như cải tổ nội bộ LDP, chính sách thúc đẩy kinh tế hậu đại dịch Covid-19…
Thuyết phục thành công Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Hiroshima
Ông Kishida xuất thân từ một gia đình chính trị gia ở Hiroshima và đã từng giữ chức ngoại trưởng từ tháng 12/2012 đến tháng 8/2017.
Ông Kishida là người dày dạn kinh nghiệm trong chính trường Nhật Bản, đã đảm nhận nhiều vị trí Bộ trưởng trong các chính phủ khác nhau.
Ông Kishida từng nắm giữ vị trí Ngoại trưởng dưới thời Thủ tướng Abe gần 5 năm, chính trị gia xuất thân từ Hiroshima nhận được sự ủng hộ của vị cựu Thủ tướng vốn có ảnh hưởng lớn trong đảng LDP.
Trong nhiệm kỳ giữ chức Ngoại trưởng, ông Kishida đã thuyết phục thành công Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm Hiroshima. Ông Obama cũng là Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Hiroshima, nơi Mỹ từng ném bom nguyên tử năm 1945, khiến hơn 140.000 người thiệt mạng. Hiroshima đồng thời cũng là quê nhà của ông Kishida.
Điều này cũng thể hiện rõ trong các phát biểu của ông Kishida tại cuộc họp báo hôm thứ Sáu. Ông Kishida nói: "Tôi muốn thể hiện sự thống nhất trong đảng và quyết tâm mạnh mẽ rằng chúng ta sẽ cùng nhau tiến vào cuộc bầu cử hạ viện. Chúng ta phải giải quyết các chính sách kinh tế một cách nghiêm túc để bảo vệ sinh kế của người dân".
Trước mắt, chính phủ của Thủ tướng tương lai Fumio Kishida sẽ phải tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ trong việc khôi phục lại lòng tin của dân chúng đối với chính phủ thời gian qua, có như vậy mới đảm bảo chắc chắn cho thắng lợi của LDP trong bầu cử tháng 11 tới.
Để làm việc này, Chính phủ cần hành động quyết liệt để kiểm soát được tình hình dịch bệnh Covid 19 ở đất nước "Mặt trời mọc" trong thời gian tới, tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, rõ nét trước cuộc bầu cử tới.
Thách thức lớn tiếp theo của Ông Kishida và chính phủ mới của ông là khôi phục và chấn hưng nền kinh tế Nhật Bản vốn đã bị chững lại trong những thập kỷ qua, nay lại bị tác động nặng nề của đại dịch.
Liệu ông Kishida có tiếp tục thúc đẩy Abenomics hay sẽ phải có những điều chỉnh? Đây là vấn đề rất nan giải của Nhật Bản, các Thủ tướng tiền nhiệm đã rất nỗ lực nhưng chưa tạo ra sự thay đổi ấn tượng, ổn định và vững chắc.
Một thách thức lớn khác là giữ được môi trường hoà bình, ổn định để phát triển trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt Mỹ - Trung Quốc chắc sẽ còn kéo dài và tình hình khu vực quan trọng với Nhật Bản là Ấn Độ dương - Thái bình dương.
Ba thách thức này có liên quan mật thiết với nhau, để xử lý các thách thức đó cần có những biện pháp tổng hợp.
Chắc rằng, Nhật Bản sẽ kiểm soát được tình hình dịch bệnh, do tiềm lực lớn, hệ thống y tế đẳng cấp cao… Ông Kishida chắc chắn sẽ tổ chức thành công cuộc bầu cử sắp tới, củng cố vị thế của Đảng cầm quyền LDP, tạo sự đồng thuận lớn hơn cho sự lãnh đạo đất nước. Kinh tế vẫn là mặt trận khó nhất mà chắc chắn ông Kishida sẽ phải tập trung xử lý trong thời gian tới.
Về đối ngoại, vừa qua, ông Kishida đã có động thái đầu tiên với tư cách là nhà lãnh đạo mới được bầu của đảng cầm quyền LDP khi có kế hoạch tái bổ nhiệm Toshimitsu Motegi làm ngoại trưởng.
Ông Motegi giữ chức ngoại trưởng Nhật Bản kể từ tháng 9/2019, khi ông được cựu Thủ tướng Shinzo Abe lựa chọn. Đặc biệt, ông Motegi đã đưa chiến lược "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở" (FOIP) trở thành trọng tâm trong thông điệp của mình khi ông đến châu Phi, Mỹ Latinh và Trung Đông.
Việc ông Kishida lựa chọn giữ Motegi làm ngoại trưởng được coi là một thông điệp về sự tiếp tục chính sách đối ngoại từ thời ông Abe, trong đó có chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở.
Mối quan hệ Mỹ - Nhật phát triển mạnh mẽ dưới thời chính quyền Abe. Gần 8 năm cầm quyền của Abe, biến ông trở thành thủ tướng tại vị lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản, đã mang lại sự ổn định cho liên minh và cho phép Washington và Tokyo định hình chiến lược "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở".
Vì vậy, nhiều khả năng, bức tranh toàn cảnh đối ngoại Nhật Bản vẫn không thay đổi: liên minh chặt chẽ với Mỹ và quan ngại về một Trung Quốc đang ngày càng quyết đoán.
Ý tưởng chiến lược về "Đại học Harvard" ở Việt Nam
Ông Kishida cũng là người rất có thiện cảm với Việt Nam. Trong một số lần tiếp xúc với các đoàn Việt Nam, ông Kishida cho biết dù rất bận trên cương vị Ngoại trưởng nhưng ông vẫn đề nghị tiếp tục giữ cương vị Tổng thư ký Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt".
Đặc biệt, ông Kishida là người ủng hộ mạnh mẽ ý tưởng thành lập Đại học Việt - Nhật, có công đóng góp, biến ý tưởng thành hiện thực, ngay khi dự án này rất khó khăn, chưa có triển vọng gì.
Người cầm trịch và thúc đẩy việc thành lập Đại học Việt - Nhật ở Việt Nam là ông Takebe, Chủ tịch danh dự Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật- Việt. Dưới sự đôn đốc của ông Takebe, ông Nikai, Chủ tịch liên minh đã tổ chức cuộc họp. Dù rất bận nhưng ông Kishida đã thu xếp đến dự. Đại sứ Việt Nam cũng được mời đến dự họp.
Liên minh Nghị sĩ hữu nghị với Việt Nam do ông làm Tổng thư ký, ông Nikai làm Chủ tịch, ông Takebe làm Chủ tịch danh dự đã họp bàn cách để thúc đẩy dự án này và tranh thủ sự ủng hộ của Thủ tướng Abe. Tôi nhớ cuộc họp tối hôm đó diễn ra rất muộn, ông bận họp bên Chính phủ nhưng vẫn cố gắng đến dự.
Chính ông là cầu nối, trên cương vị Tổng thư ký, báo cáo kiến nghị của cuộc họp Liên minh lên Thủ tướng. Thủ tướng Abe đã chấp nhận và đưa nội dung xây dựng Đại học Việt- Nhật ở Việt Nam vào chương trình nghị sự trao đổi giữa hai Thủ tướng. Nay Đại học Việt - Nhật đang hoạt động ở Việt Nam.
Hai bên kỳ vọng đây sẽ là "Đại học Harvard" ở Việt Nam, ở khu vực.
Với thiện cảm và kinh nghiệm tiếp xúc với Việt Nam, tôi tin chắc ông sẽ rất coi trọng quan hệ với Đông Nam Á, Asean, trong đó Việt Nam được coi là một trong những đối tác quan trọng nhất. Tôi cũng tin và mong rằng, giống như hai Thủ tướng tiền nhiệm, ông cũng sẽ chọn Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tiên khi công du nước ngoài và quan hệ sẽ được đẩy lên tầm cao mới.
(*) Tiêu đề do tòa soạn đặt.
Doanh nghiệp và tiếp thị