“Đã xử lý khoảng 95.000 tỷ nợ xấu năm 2016”
Tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ, dù hệ thống đã xử lý được khoảng 95.000 tỷ năm qua...
- 06-12-2016Tỷ lệ nợ xấu có bảo đảm bằng TSBĐ chiếm trên 90% tổng nợ xấu
- 02-12-2016Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu tạo điều kiện VAMC xử lý nợ xấu
- 21-11-2016Tốc độ xử lý nợ xấu phụ thuộc vào thu nhập hoạt động thuần của ngân hàng
Theo số liệu ước tính của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, năm 2016, chất lượng tín dụng theo báo cáo của các tổ chức tín dụng cải thiện nhẹ, dự phòng rủi ro tăng lên và lãi dự thu tiếp tục là một điểm được lưu ý.
Số liệu tập hợp từ báo cáo của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ xấu bình quân toàn hệ thống đến cuối năm 2016 ước tính giảm nhẹ từ 2,9% năm 2015 xuống 2,8%.
Trong 2016, theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý khoảng 95 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, xử lý qua thu hồi nợ, bán tài sản bảo đảm chiếm khoảng 52,6% tổng giá trị nợ xấu được xử lý, bằng nguồn dự phòng rủi ro chiếm 26,6%, bán cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chiếm 21%.
Dù tiếp tục giảm nhẹ và một lượng lớn được xử lý nói trên, nhưng Ủy ban Giám sát đánh giá, nợ xấu chờ xử lý (nợ bán cho VAMC) và nợ xấu tiềm ẩn trong tái cơ cấu vẫn lớn. Tổng số nợ bán cho VAMC chưa xử lý được là 224 nghìn tỷ đồng (chiếm 85% nợ xấu bán cho VAMC, và chiếm khoảng 4,3% tổng tín dụng).
Cũng theo số liệu của đầu mối giám sát trên, năm 2016, số dự phòng rủi ro tín dụng của hệ thống ước tăng khoảng 11,9% so với cuối năm 2015 (năm 2015 tăng 5,4%); dự phòng rủi ro cụ thể tăng 24,9%, cao hơn so với cùng kỳ 2015 (11,9%); tỷ lệ dự phòng rủi ro cụ thể/nợ xấu báo cáo là 57,2%.
Bên cạnh nợ xấu, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cũng lưu ý vấn đề lãi dự thu gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt tập trung ở một số tổ chức tín dụng yếu kém.
Năm 2016, lãi dự thu tiếp tục tăng khoảng 19% so với cuối năm 2015; tỷ lệ lãi dự thu/dư nợ là 2,9% (năm 2015 là 2,8%, năm 2012 là 2,4%).