Đại biểu Hoàng Văn Cường: Cần gói cứu trợ đủ mạnh để doanh nghiệp Việt đón đầu cơ hội 'hậu Covid-19'
ĐBQH Hoàng Văn Cường – Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, các gói hỗ trợ hiện nay chỉ có thể giúp doanh nghiệp "đỡ khó khăn" chứ chưa đủ mạnh để tạo ra cú huých, giúp doanh nghiệp Việt đón đầu cơ hội "hậu Covid-19".
- 25-07-2021Bộ Tài chính đề xuất thêm gói hỗ trợ Covid-19 mới khoảng 24.000 tỷ đồng liên quan đến thuế, phí
- 25-07-2021Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu những số liệu đáng chú ý về gói 26.000 tỷ đồng cứu trợ Covid-19
- 25-07-2021Hà Nội phân bổ hơn 60.000 liều vaccine COVID-19 cho 30 quận, huyện, thị xã
- 25-07-2021Nhắc tới một số nơi chống dịch Covid-19 theo cách cực đoan, ĐBQH nhấn mạnh: Cả nước như một cơ thể sống, không phải vì một vài chỗ bị bệnh mà tách rời tất cả
-
Rất cần có sự thay đổi về phương thức quản lý, sửa đổi Nghị định số 24, không nhất thiết phải độc quyền Nhà nước về một thương hiệu vàng. Có thể cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất vàng miếng để đáp ứng nhu cầu của người dân, nguồn cung được tự do được cạnh tranh bình đẳng thì sẽ không còn tình trạng khan hiếm nữa.
Trả lời phỏng vấn báo điện tử Tổ quốc, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân - Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, cho rằng dịch bệnh đang diễn biến khá phức tạp trong lần bùng phát thứ 4. Tuy nhiên ông Cường tin rằng Chính phủ có thể khống chế sự lây lan của virus. Hiện tại, Việt Nam đã thể hiện được khả năng chống dịch năng động và đảm bảo phát triển kinh tế một cách "tương đối phù hợp".
Tuy nhiên, đại biểu này cũng nhấn mạnh, trước sự lây lan của biến chủng Delta, cần nghiêm chỉnh thực hiện việc dừng các hoạt động không cần thiết. Dẫu vậy, cách chống dịch ở các địa phương phải bám sát vào hoàn cảnh của từng nơi. Với những vùng không có dịch, hoạt động kinh tế cần diễn ra bình thường. Với những vùng bị dịch bệnh ngăn cách, vẫn phải đảm bảo giao thương về kinh tế và đảm bảo lưu thông hàng hóa.
"Các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp vẫn đang được tiến hành theo phương thức ‘3 tại chỗ’, ‘1 cung đường, 2 điểm đến’. Đây là phương thức vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế một cách rất phù hợp mà Chính phủ đang thực thi. Nó giúp doanh nghiệp đảm bảo toàn bộ hoặc một phần hoạt động sản xuất, mang lại công ăn việc làm cho người lao động trong giai đoạn khó khăn này", ông Cường chia sẻ.
Tuy nhiên, vị ĐBQH đoàn Hà Nội nhấn mạnh rằng trong 6 tháng cuối năm 2021, ưu tiên trọng tâm số 1 là làm thế nào để kiểm soát, không để bùng phát dịch. Làm được điều đó, kinh tế sẽ khôi phục trở lại bởi kịch bản tăng trưởng kinh tế, cuối cùng vẫn phụ thuộc vào diễn biến dịch. Nếu từ nay đến cuối năm Việt Nam không kiểm soát được, để lây lan tràn lan thì kinh tế khó có thể phục hồi.
Trong khi đó, các gói cứu trợ hiện có, ông Cường cho rằng nó chỉ đủ để doanh nghiệp "đỡ khó khăn" chứ chưa thể tạo cú huých, cho phép đón đầu đại dịch.
"Việc hoãn, giãn, thuế; hoãn giãn các khoản nợ, hạ lãi suất… chỉ là giải pháp giúp doanh nghiệp "đỡ khó khăn", chưa tạo ra tiềm lực cho phát triển. Cần gói cứu trợ hỗ trợ đủ mạnh để doanh nghiệp có nguồn lực đầu tư các công nghệ mới, thay đổi dây chuyền công nghệ sản xuất để đón đầu cơ hội thời ‘hậu Covid’ - khi cả thế giới mở cửa trở lại. Đó mới là động lực tạo ra bứt phá cho nền kinh tế", ĐBQH Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.
Để đạt được sự chủ động trong phòng chống dịch bệnh, ĐBQH Hoàng Văn Cường nhấn mạnh tầm quan trọng của vắc xin Made in Việt Nam. Những diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên toàn cầu càng cho thấy tầm quan trọng của tự chủ vắc xin. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cần sớm kết thúc thử nghiệm để có thể đưa vắc xin do Việt Nam nghiên cứu vào sử dụng trong thực tế.
Dẫu vậy, vị ĐBQH đoàn Hà Nội cũng nhấn mạnh không phải vì mục tiêu nhanh mà bỏ qua các quy trình trong kiểm định. Việc tuân thủ các quy định là quan trọng nhưng có thể đẩy nhanh tốc độ bằng cách "tập trung tất cả những ưu tiên để quá trình nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm sớm hoàn thành".
"Tôi rất kỳ vọng vắc xin của Việt Nam sẽ trở thành "công cụ đảm bảo", tạo chủ động cho nước ta trong phòng chống dịch một cách lâu dài", ông Cường nói và bày tỏ hy vọng vắc xin Made in Vietnam có đủ độ tin cậy cũng như năng lực sản xuất nội địa đủ cho dân số Việt Nam.
Tự chủ vắc xin cũng là chủ đề được rất nhiều ĐBQH nhắc đến trong phiên thảo luận sáng 25/7 tại Hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí đoàn Hà Nội cho biết nhà nước đang làm mọi cách để có đủ nguồn vắc xin tiêm cho người dân và sắp tới, Việt Nam phải có nguồn vắc xin nội địa do mình tự sản xuất. Ông Trí cũng kêu gọi người dân tin tưởng tham gia các chương trình tiêm chủng để sớm ngăn chặn dịch bệnh lây lan mạnh mẽ.
Đại biểu Trịnh Xuân An đoàn Đồng Nai nhấn mạnh vắc xin sẽ là chìa khóa để Việt Nam chiến thắng đại dịch. Bên cạnh các biện pháp tìm kiếm nguồn cung hiện có, ông An đề nghị các cơ quan hữu quan "tập trung nghiên cứu để cấp phép cho vắc xin NanoCovax".
"Chúng ta cần có vắc xin Made in Vietnam càng sớm càng tốt. Hiện nay, vắc xin NanoCovax đang được thử nghiệm ở giai đoạn 3 và và kết quả là khả quan. Tôi đề nghị Bộ Y tế trực tiếp quan tâm tới vấn đề này", đại biểu Trịnh Xuân An nói.