Đại biểu Quốc hội đề nghị không dùng ngân sách xử lý nợ xấu
Về nguyên tắc xử lý nợ xấu, đại biểu đoàn TP.HCM đề nghị bổ sung nguyên tắc không xử lý nợ xấu bằng ngân sách và bổ sung nguyên tắc xử lý nghiêm trách nhiệm người/tổ chức gây ra nợ xấu.
- 26-05-2017Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Nếu xử lý tốt nợ xấu, lãi vay sẽ giảm khoảng 1%
- 26-05-2017Hôm nay Quốc hội thảo luận về nợ xấu
- 25-05-2017Vì sao không ban hành Luật hỗ trợ xử lý nợ xấu mà phải có nghị quyết riêng?
- 24-05-20175 bài học xử lý nợ xấu mà Việt Nam có thể áp dụng từ kinh nghiệm quốc tế
- 24-05-2017Các ngân hàng đồng loạt kêu khó xử lý nợ xấu
Tại buổi thảo luận tại tổ chiều nay, đại biểu Ngô Minh Châu đoàn TP. Hồ Chí Minh đề xuất việc xử lý nợ xấu chỉ áp dụng trong một thời gian nhất định, đó là với khoản nợ từ 2016 trở về trước trong khoàng 5 năm và Nghị định cũng sẽ có hiệu lực trong khoảng 5 năm.
Đối tượng áp dụng đề nghị quy định phù hợp với phạm vi áp dụng, tức là không mở rộng với toàn bộ các TCTD.
Về nguyên tắc xử lý nợ xấu, đề nghị bổ sung nguyên tắc không xử lý nợ xấu bằng ngân sách và bổ sung nguyên tắc xử lý nghiêm trách nhiệm người/tổ chức gây ra nợ xấu.
Về xác định nợ xấu, quy định tại Dự thảo còn quá chung chung, đề nghị chỉnh lý theo hướng cụ thể, dễ hiểu, có thể quy định tại dự thảo này hoặc bổ sung cho phù hợp trong từng thời kỳ.
Về quyền thu giữ tài sản đảm bảo, theo quy định hiện hành các tranh chấp về thu giữ tài sản phải thông qua tòa án. Tài sản đảm bảo có nhiều loại, liên quan nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau, việc thu giữ tài sản như vậy sẽ ảnh hưởng tới nhiều bên liên quan khác nhau. Đại biểu đề nghị đánh giá khả năng thu giữ tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng để đảm bảo khả thi cho nghị định.
Cần xác định rõ tài sản đảm bảo được quyền thu giữ của TCTD để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan.
Đại biểu đồng thời đề nghị chỉnh lý trách nhiệm của cơ quan công an để đảm bảo an ninh trật tự trong việc tổ chức xử lý nợ xấu. Đề nghị không mở rộng quyền của công an trong việc thu giữ tài sản này để đảm bảo quyền lợi của tổ chức/cá nhân.