MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đại biểu Quốc hội đề xuất biến nhà đầu tư nước ngoài thành trụ cột các ngành sản xuất trong nước

Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng Chính phủ cần có giải pháp nhằm biến nhà đầu tư nước ngoài thành trụ cột ngành sản xuất trong nước.Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân còn đề nghị xác lập cơ chế cho những quyết định dù không tuân thủ đúng quy trình, quy định nhưng mang lại kết quả, hiệu quả cao thì cần được ghi nhận, đánh giá cao.

Tại phiên thảo luận chiều 15/6, đại biểu Hoàng Văn Cường, Đoàn Hà Nội cho rằng Chính phủ phải có giải pháp đặc biệt để biến các nhà đầu tư nước ngoài thành trụ cột cho các ngành sản xuất thông qua việc hợp tác, bàn giao công nghệ với doanh nghiệp trong nước.

Bên cạnh đó, Phó Hiệu trưởng Trưởng trường Đại học kinh tế Quốc dân cho rằng cách này sẽ phát huy hiệu quả trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn chuyển giao công nghệ mà đây đều là những công nghệ Việt Nam đang rất cần.Đại biểu Cường lấy ví dụ, trong ngành đường sắt, bằng cơ chế phù hợp, Việt Nam có thể thu hút nhà đầu tư nước ngoài hợp tác cùng doanh nghiệp trong nước để hình thành nền công nghiệp đường sắt thay vì đơn thuần vay tiền nhà thầu nước ngoài để xây dựng từng dự án và nhập khẩu từng đoàn tàu riêng lẻ.

Đồng thời, Đại biểu Cường cũng đề nghị tăng cường tiềm lực về nguồn vốn cho doanh nghiệp trong nước bằng nguồn vốn vay quốc tế. Hiện nguồn vốn từ Quốc tế đang sẵn có và lãi suất thấp, thông qua cơ chế cho phép ngân hàng thương mại vay vốn quốc tế, sau đó, doanh nghiệp được vay lại và tự trả. 

Cơ chế này được xem như một gợi ý về giải pháp tài chính cho một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đang được đề xuất chuyển đổi từ hình thức PPP sang đầu tư công. Một trong những nguyên nhân của việc đề xuất này là do ngân hàng không đủ vốn để tài trợ cho doanh nghiệp. 

Ngoài ra, góp ý về những giải pháp nhằm tạo bước phát triển đột phá cho nền kinh tế, ông Cường cho rằng phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Trước tiên, việc đổi mới sáng tạo phải được thực hiện trong hoạt động quản lý, thay thế cơ chế đánh giá dựa trên sự tuân thủ quy trình, quy định sang cơ chế đánh giá hiệu quả đầu ra.

Thứ nữa, đổi mới sáng tạo trong kinh tế nghĩa theo đại biểu là phải tìm cách giải quyết vấn đề khác với thông lệ nhưng đạt được kết quả nhanh và hiệu quả hơn.

"Nếu cứ bắt buộc phải tuân thủ đúng quy trình, quy định thì làm thế nào để có đổi mới sáng tạo? Nếu cố đổi mới sáng tạo thì chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng vi phạm và sẽ bị xử lý", ông Cường nói.

Do vậy, đại biểu đề nghị, cần xác lập cơ chế để những quyết định dù không tuân thủ đúng quy trình, quy định nhưng mang lại kết quả, hiệu quả cao thì cần được ghi nhận, đánh giá cao. Ngược lại, những quyết định tuân thủ quy trình, quy định nhưng kết quả không cao sẽ không được coi là hoàn thành nhiệm vụ.

Theo Ngọc Hà

NDH

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên