MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đại học càng danh tiếng, cựu sinh viên lương càng cao: Bạn thấy bất công, tôi thấy công bằng vì đằng sau tấm bằng tốt nghiệp của nhân tài là 2 bí mật ít ai biết

24-02-2023 - 19:59 PM | Sống

Đại học càng danh tiếng, cựu sinh viên lương càng cao: Bạn thấy bất công, tôi thấy công bằng vì đằng sau tấm bằng tốt nghiệp của nhân tài là 2 bí mật ít ai biết

Mức lương đáng ngưỡng mộ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm chứa những bí mật ít ai biết của những sinh viên đến từ các trường đại học danh tiếng.

Năm ngoái, bảng xếp hạng lương của sinh viên tốt nghiệp đại học Trung Quốc đã bùng nổ trên mạng xã hội. 4 đại học top đầu là Đại học Giao thông Thượng Hải, Đại học Thanh Hoa, Đại học Nhân dân Trung Quốc và Đại học Bắc Kinh, lương hàng tháng có thể gấp 4 lần sinh viên các trường khác. Ai cũng dễ dàng nhận thấy, trường càng danh tiếng, sinh viên có mức thu nhập càng cao.

Vào năm 2021, Đại học Bắc Kinh đã tiến hành "Khảo sát quốc gia về việc làm của sinh viên tốt nghiệp đại học" và kết quả cho thấy mức lương khởi điểm trung bình rất đáng ngưỡng mộ lên tới gần 15.000 NDT (~51 triệu đồng). Trình độ học vấn thực sự có thể quyết định giá trị thương mại của một người.

Có thể một số người sẽ cảm thấy bất công, cho rằng có sự phân biệt đối nhưng tôi vẫn luôn thấy mọi thứ diễn ra đều có lý do của nó. Đằng sau tấm bằng tốt nghiệp của một nhân tài, có nhiều bí mật hơn bạn nghĩ.

Sự đầu tư của gia đình

Li Guoping và Li Guoan là 2 anh em song sinh được nhận vào Đại học Đông Nam (Trung Quốc) chuyên ngành Vật lý. Sau đó Li Guoping được giới thiệu vào Trường Vật lý của Đại học Bắc Kinh để theo học Tiến sĩ trong 5 năm. Li Guoan cũng được gửi đến Viện Vật lý của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc để học Thạc sĩ và Tiến sĩ liên tục trong 5 năm.

Để 2 con có thể theo đuổi con đường học vấn, bố của 2 anh em Li phải chạy xe thuê, mẹ đi làm thêm, cả gia đình sống trong căn nhà tập thể 30m2 ở đơn vị của bố suốt 16 năm. Họ dành từng xu để kiếm được tiền đóng học phí cho con cái, cho con tham gia các lớp phụ đạo. Cha mẹ không học cao nhưng vẫn hiểu tầm quan trọng của giáo dục.

Mẹ của 2 anh em Li dù mưa gió vẫn đạp xe đưa đón và đồng hành cùng các con từ tiểu học. Người cha luôn tặng cho 2 anh em Li sách, thường đọc thơ và chia sẻ những câu chuyện trong sách với các con.

Đại học càng danh tiếng, cựu sinh viên lương càng cao: Bạn thấy bất công, tôi thấy công bằng vì đằng sau tấm bằng tốt nghiệp của nhân tài là 2 bí mật ít ai biết - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Tôi từng đọc một cuộc khảo sát mà 78,3% cha mẹ cho biết họ sẵn sàng hy sinh cuộc sống cá nhân vì sự thành công của con cái. Tiền bạc chỉ là chi phí hiển nhiên có thể đong đếm được, còn nhiều sự hy sinh khác mà cha mẹ dành cho con là chi phí vô hình khó cân đong đo đếm.

Trong buổi giới thiệu đầu tiên cho sinh viên năm nhất tại Đại học Thanh Hoa, một giáo viên đã nói thế này: "Bạn có thể đến Thanh Hoa không chỉ nhờ vào sự chăm chỉ của bạn, mà còn nhờ vào cha mẹ của bạn."

Thực tế là con đường dẫn đến thành công của nhiều người được lát bằng từng viên gạch với chi phí giáo dục khổng lồ. Những gia đình có tầm nhìn xa coi đầu tư cho giáo dục là khoản đầu tư đáng giá nhất để nhận lại lợi nhuận chính là tương lai tươi sáng của các con.

Nỗ lực chìm của từng cá nhân

Nhà báo nổi tiếng Bai Yansong (Trung Quốc) đã từng nói, bạn có thái độ như thế nào đối với số phận, số phận sẽ trả lại bạn theo cách tương tự. Số phận luôn công bằng, không thiên vị ai, không nợ ai.

Lịch trình không một chỗ trống của các sinh viên Đại học Thanh Hoa hay Đại học Chiết Giang có thể làm bạn cảm thấy đáng sợ. Bởi mọi hoạt động đều chính xác đến từng chi tiết, từ học tập đến sinh hoạt hàng ngày. Sự kỷ luật và tổ chức tốt cùng tố chất năng lực có sẵn chính là công thức tạo nên thành quả đáng ngưỡng mộ sau này.

Đại học càng danh tiếng, cựu sinh viên lương càng cao: Bạn thấy bất công, tôi thấy công bằng vì đằng sau tấm bằng tốt nghiệp của nhân tài là 2 bí mật ít ai biết - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Zhuang Xiaoying là nữ phóng viên nổi tiếng của kênh CCTV-7 (Đài truyền hình CCTV Trung Quốc). Cô sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn nhỏ bé, chăm chỉ học tập là con đường duy nhất mà cô có thể lựa chọn để “đổi đời”.

Trong thời gian học đại học, mỗi kỳ nghỉ, Xiaoying đều đi dạy học hoặc thực tập, không nghỉ ngày nào vì mục tiêu trở thành phóng viên của mình. Cô phụ trách kênh truyền thông trong trường, viết hơn 300 bản tin nội bộ khi còn là sinh viên. Trước khi tốt nghiệp, Xiaoying đã có hơn 200 bài báo trên các phương tiện truyền thông quốc gia, giành được nhiều giải thưởng và chứng chỉ.

Đại học càng danh tiếng, cựu sinh viên lương càng cao: Bạn thấy bất công, tôi thấy công bằng vì đằng sau tấm bằng tốt nghiệp của nhân tài là 2 bí mật ít ai biết - Ảnh 3.

(Ảnh minh hoạ)

Xiaoying thường dậy học trước các bạn cùng lớp và trở về ký túc xá vào đêm khuya. Tốt nghiệp Đại học Truyền thông Trung Quốc (một trường trọng điểm quốc gia), cô được nhận vào đài CCTV. Mọi người có thể thấy hình ảnh rạng rỡ của Xiaoyang khi lên hình nhưng không ai chứng kiến được quá trình học tập chăm chỉ mọi kỹ năng từ đưa tin hiện trường đến biên tập, chỉ đạo hậu trường của cô gái này.

Vào được trường danh tiếng vốn đã khó, để duy trì được phong độ trong môi trường ai cũng là những cá nhân xuất sắc và sự cạnh tranh luôn thường trực thì càng khó hơn. Nhiều người bất ngờ khi thấy những sinh viên này vừa tốt nghiệp lương đã cao nhưng nếu có thể nhìn thấy quãng thời gian nỗ lực âm thầm của họ, chắc hẳn sẽ thấy ngưỡng mộ nhiều hơn là ghen tỵ.

Kết

Alan Krueger và Joshua Angrist, những người từng đoạt giải Nobel kinh tế, đã nghiên cứu về một chủ đề mà mọi người đều quan tâm: Học thêm một năm có thể mang lại bao nhiêu thu nhập? Loại bỏ ảnh hưởng của các yếu tố khác, họ kết luận:

"Việc học thêm một năm đã có tác động tích cực đến mức thu nhập trong tương lai của một người, ước tính tăng 10%. Tác động này không phải do các yếu tố khác gây ra, mà hoàn toàn là do lợi nhuận do giáo dục mang lại."

Vậy nên hãy nhớ rằng bạn đầu tư cho giáo dục như thế nào, giáo dục sẽ luôn trả lại lợi nhuận lớn hơn bạn nghĩ.


Phương Linh

Thể thao & văn hóa

Trở lên trên