Đàn ông chưa chín chắn về nhân cách rất ít cơ hội thành công: 10 loại nhân cách cần thiết đối với người thành đạt
Một người đàn ông muốn thành đạt phải đạt "Chuẩn mực nhân cách chín chắn", gồm 10 yếu tố sau.
- 05-09-2019Từng đúp học đến 4 lần, người đàn ông Philipines biến cửa hiệu tạp hóa cũ thành đế chế Fastfood châu Á tại Mỹ
- 04-09-20195 kiểu đàn ông dù có nhà có xe nhưng KHÔNG có tố chất làm chồng: Phụ nữ tránh bẫy tán tỉnh, cả đời an nhiên!
- 04-09-2019"Người đàn ông khắc khổ nhất màn ảnh Việt" NSND Trần Hạnh trải lòng về người vợ "hay ghen" và sự thật câu chuyện mưu sinh vất vả mà người đời hay bàn tán
Ông Orpothe - cố Giáo sư Đại học Havard, người được mệnh danh là chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực nghiên cứu nhân cách, từng cho rằng: một người đàn ông muốn thành đạt phải đạt "Chuẩn mực nhân cách chín chắn", gồm 10 yếu tố sau:
(1) Mở rộng ý thức về bản ngã
Khi còn là đứa trẻ thơ, con người chỉ biết về bản thân, sau đó dần dần mở rộng ý thức, để nhận biết về những người thân, như cha mẹ anh chị em, rồi biết họ hàng, bạn bè.
Đến khi trưởng thành ý thức về bản ngã được xác định rõ ràng đầy đủ hơn về hai thế giới vật chất và tinh thần của riêng mình, trên cơ sở đó mở rộng phạm vi liên quan đến gia đình sự nghiệp, nghề nghiệp, công ty tập đoàn, khu vực, dân tộc, đất nước, xã hội, đến lúc đó, có thể coi ý thức đã hoàn chỉnh, và đạt độ chín.
Người đàn ông tốt có thể vượt qua bản ngã của lòng tham, để rồi sau bao nhiêu cám dỗ ngoài kia, vẫn trở về với vòng tay của người vợ, ôm vợ vào lòng. Thay vì đi tìm một người đàn bà khác để thỏa mãn niềm vui trăng hoa như những người đàn ông khác, trái tim họ tự ngăn cách, chỉ chứa duy nhất người đàn bà của đời mình.
Người ta thường nói rằng: "Chiến thắng bản thân là chiến thắng vang dội nhất cuộc đời". Vậy thì những người đàn ông vượt qua được bản ngã của bản thân chắc hẳn là những chiến binh đầy dũng cảm. Họ dùng trái tim và tình yêu thương của mình để chứng minh rằng: "Không phải người đàn ông trên đời nào cũng giống nhau, và họ là người đặc biệt!".
(2) Đạt độ chín về quan hệ với cộng đồng
Từ nhận thức về bản thân mở rộng ra đến cộng đồng, gắn bó với mọi người chung quanh bằng mối quan hệ đồng cảm thân mật, không có những hành động hoặc lời nói xâm hại đến người khác, không nói xấu, khích bác, không ghen ghét, khiêu khích, thù hận mà biết tôn trọng giúp đỡ, khoan dung với người khác, xây dựng các mối quan hệ đặc biệt như bạn bè, yêu đương giữa nam và nữ, mong muốn mọi người đối xử với mình như mình đối xử với mọi người.
(3) Ổn định về mặt tình cảm
Biết xử lý thỏa đáng các mặt biểu hiện tình cảm như yêu ghét, sợ hãi, căm giận, xúc động…, không đè nén, cũng không buông thả, không để cho tình cảm phát triển thành bệnh hoạn về tinh thần, không để các biểu hiện tình cảm bất thường của mình ảnh hưởng tới những người xung quanh, hoặc môi trường xung quanh.
Khi gặp cảnh ngộ khó khăn bất trắc, khi không thỏa mãn ước mơ, nguyện vọng, thì có sức chịu đựng kiềm chế, không than thân trách phận, cũng không oán trách người khác. Từ trong thất bại biết rút ra bài học để tự cảnh tỉnh, tiếp tục phấn đấu vươn lên. Biết kiên nhẫn chờ đợi hoặc chủ động tạo ra thời cơ, tìm cách giải quyết vấn đề, biết duy trì tinh thần hăng hái, khắc phục tâm trạng chán nản thất vọng.
Đương nhiên, đã là con người, cho dù đó là những nhân vật có tính cách chín chắn, hoàn thiện, cũng không vượt ra ngoài quy luật hoạt động tâm lý bao gồm các biểu hiện như yêu ghét buồn vui, có những khi buồn vô cớ không thể giải thích được, những người có bản lĩnh không để cho những tình cảm đó chi phối mình, để đến nỗi có những lời nói hoặc hành vi xâm hại đến người khác, hoặc ảnh hưởng tới cộng đồng.
Tình cảm được coi là ổn định khi luôn luôn duy trì được tâm trạng bình thường, duy trì cuộc sống vui vẻ, nói cách khác là giữ được thăng bằng, làm chủ được bản thân. Khó khăn nhất là xử lý trong trường hợp phải đối mặt với vấp váp thất bại, khi lâm vào tình cảnh hiểm nguy, lúc đó không được hoang mang dao động, không được khiếp sợ lùi bước, khi tiếp xúc với người có biểu hiện tình cảm không bình thường, cũng không cảm thấy mình bị uy hiếp.
(4) Cảm nhận và kỹ năng ứng xử trước hiện thực
Muốn nhận thức hiện thực một cách đúng đắn, hơn nữa biết xử lý vấn đề một cách thỏa đáng là cả một quá trình rèn luyện học hỏi. Ngay cả những người học vị cao, cũng chưa hẳn là người có nhân cách hoàn thiện, tuy nhiên, trình độ học vấn cao là cơ sở rất thuận lợi để hình thành nhân cách. Trong nghề nghiệp nếu thiếu kỹ năng, kể cả phụ nữ nội trợ thông thạo thu xếp gia đình, thì cũng chưa thể gọi là có nhân cách hoàn thiện.
Ngoài ra năng lực gánh vác đảm đương công việc cũng quan trọng như nhận thức và kỹ năng, năng lực đảm đương công việc là khả năng giải quyết những vấn đề gay cấn nan giải bằng nhiệt tình và sức sáng tạo phi thường.
(5) Đánh giá bản thân một cách khách quan
Coi bản thân mình là đối tượng xem xét đánh giá một cách khách quan, công minh, không thiên vị để hiểu rõ mình hơn.
Ngoài ra còn biết tự chế diễu mình, lấy hình tượng lý tưởng của mình ra đối chiếu với hình tượng thực tế của mình, xem còn khoảng cách bao xa, nếu thấy còn quá non kém thì tự chửi rủa, tự xỉ vả bản thân, đây là một cách tự động viên khích lệ mình vươn lên, tự vượt qua chính mình.
Kỳ tình, đời người không tránh khỏi cao trào và thoái trào, những lúc cao trào thì tán dương, những lúc thoái trào thì chế diễu, đó là cách tìm trạng thái cân bằng về tâm lý, cũng là biểu hiện thành thục về nhân cách.
(6) Triết lý nhân sinh thống nhất
Coi cuộc sống là một hoạt động có ý nghĩa, có mục đích, muốn thực hiện được ý tưởng này phải trang bị cho mình một triết lý sống nhất quán, từ ngữ triết lý được dùng ở đây khác với học thuyết chuyên môn, mà chỉ là niềm tin và mục tiêu trong cuộc sống cá nhân.
Nói nôm na là đánh giá cái gì quý nhất trong cuộc sống, nên sống theo phong cách nào, phấn đấu theo đường hướng nào, hoặc cũng có thể hiểu đó là nhân sinh quan độc lập của mỗi người.
(7) Lấy cái mạnh của người bù đắp cho cái yếu của mình
Bất kỳ ai cũng có mặt mạnh, mặt yếu, điều này được thể hiện ít hay nhiều trong khi xử lý vụ việc hoặc xử thế.
Ví dụ có người bản tính rụt rè, thiếu quyết đoán, có người hay khép nép, e thẹn, có người nhanh nhạy, sáng suốt, có người có khả năng tư duy chính xác, có đầu óc quan sát vấn đề, cảm nhận được những bí mật ẩn núp đằng sau hiện tượng bình thường, nếu họ làm việc trong ngành tài vụ, biên dịch, thì sẽ phát huy được sở trường, tránh sai sót, nhưng lại khó thích ứng với công tác tiếp tân, văn phòng. Tuy nhiên thông qua rèn luyện, thì họ vẫn có thể làm tốt như thường, nói như vậy có nghĩa là, nhược điểm có thể được khắc phục trong môi trường cụ thể.
Những mặt ưu điểm thông thường như: khiêm tốn, giản dị, trung thực, thận trọng nhưng nếu vượt quá ngưỡng bình thường lại biến thành nhược điểm, ví dụ quá thận trọng dễ trở thành nhút nhát, bảo thủ trì trệ, thiếu sức sống, không dám cạnh tranh, không dám mạo hiểm, kém tinh thần sáng tạo khai thác, trong cạnh tranh thương trường, mẫu người như thế sẽ bị thua cuộc.
(8) Không đùn đẩy lỗi lầm cho người khác
Con người đâu phải là thần thánh, nên bất kỳ ai cũng có thể sai lầm, cũng có lúc mắc lỗi, có lúc nói sai, làm sai, trước hết gây tổn thất cho mình, sau nữa gây tổn thất cho tập thể, cộng đồng. Tuy nhiên chuyện đó là lẽ thường tình, cũng không đáng sợ, nếu người mắc lỗi biết dũng cảm đứng ra nhận lấy trách nhiệm, và có quyết tâm, có hành động cụ thể sửa chữa lỗi lầm. Làm được như vậy, không những không mất uy tín danh dự trước mọi người, mà ngược lại còn có thể nâng cao uy tín và danh dự của bản thân.
Sự thực chứng minh rằng, những người dũng cảm nhận sai lầm, dám gánh vác trách nhiệm sửa chữa sai lầm, thì cho dù sai lầm to lớn đến mức nào, hình tượng của người đó trong con mắt mọi người cũng không hề bị xuống cấp, ngược lại người ta càng cảm phục người đó dũng cảm trung thực, đáng tin cậy.
Nhưng cũng không ít kẻ tự cho mình là khôn ngoan, khi làm sai nói sai, lại tìm cách đổ lỗi cho người khác. Họ tin rằng hành động như vậy sẽ giữ gìn được hình tượng của mình, nâng cao uy tín của mình, thực ra kết quả hoàn toàn trái ngược, khi người ta nhận xét rằng, một con người không đủ dũng khí thừa nhận sai lầm, thì không thể đặt niềm tin, không thể hợp tác với người đó. Vì vậy đổ lỗi cho người khác là biểu hiện trái đạo đức, mất chữ tín, tuyệt đối nên tránh.
(9) Rộng lượng bao dung chân tình với người khác
Khoan dung là tính mềm dẻo trong quan hệ giao tiếp, người khoan dung có trái tim nhân hậu độ lượng, có tâm hồn cao đẹp, có tầm nhìn xa rộng, không mắc thói ích kỷ hẹp hòi, người khoan dung biết nhường nhịn, biết tha thứ, biết thông cảm.
Người đời thường ví tấm lòng rộng mở như biển cả, chứa nước từ trăm dòng suối nhỏ đổ về, không sợ phong ba bão tố, có người ví tính nhẫn nhục như lò xo, có sức đàn hồi rất tốt, có thể duỗi ra co lại một cách linh hoạt, ai đó từng nói một câu thâm thúy: "Nếu mong muốn lúc mình gặp hiểm nguy có người ra tay cứu giúp, thì lúc bình thường hãy đối xử rộng lượng với người khác".
Nói cách khác, xử thế phóng khoáng hào hiệp có thể thu hút đoàn kết nhiều người xung quanh mình, khi hoàn cảnh thuận lợi thì sát cánh kề vai cùng nhau phấn đấu, khi gặp gian nan nguy hiểm, thì cùng nhau chịu đựng sẻ chia. Đoàn kết tăng cường sức mạnh, tạo ra càng nhiều cơ hội thành công, ngược lại những kẻ sống nhỏ nhen ích kỷ, hoặc ghen ghét đố kỵ, thì bị người đời xa lánh, tự đánh mất hết cơ hội hợp tác, tự mình ngăn cản bước đường thành công.
Khoan dung là đối đãi với người như đối đãi với chính mình. Từ xa xưa Khổng Tử đã cảnh báo mọi người: "Những điều mình mong muốn, thì nhường lại cho người, những điều mình không muốn, thì không áp đặt cho người". Một sự việc mình không muốn hứng chịu, không muốn đương đầu, thì chắc hẳn người khác cũng không muốn hứng chịu, không muốn đương đầu.
Đa số đàn ông làm nên sự nghiệp lớn, đều là người có phẩm chất cao đẹp, có tấm lòng đồng cảm, bao dung, khi ta dâng hiến tình cảm chân thành cho mọi người, thì ngược lại ta cũng nhận được từ mọi người tình yêu sâu nặng hơn, ngoài ra còn nhận được sự tôn trọng cảm phục, ta sẽ được sống trong tình thân ái hòa nhập, đó chính là điều kiện tiên quyết gặt hái thành công trên đường đời.
(10) Tự tôn có chừng mực
Tự tôn, tự trọng là yếu tố hàng đầu trong nhân cách, là một chỗ dựa tinh thần không thể thiếu của mỗi một con người. Giữ gìn lòng tự tôn là bản năng cũng là bản tính của con người. Nếu trong đối nhân xử thế mà không biết tự tôn, thì bị thiên hạ chê là đồ mặt dày, đồ vô liêm sỉ.
Tuy nhiên nếu lòng tự tôn quá cao, cũng không phải là tốt, rất dễ biến tướng thành kênh kiệu, tự phụ. Vậy cách ứng xử thế nào cho phải? xuất phát từ tình hình thực tế, lòng tự tôn cần được điều chỉnh co giãn cho thỏa đáng, nên linh hoạt thức thời, biết gia giảm điều chỉnh cho thích hợp, vì mục tiêu giành hiệu quả tối ưu.
Trí thức trẻ