MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dân quê lên phố lớn lập nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp cao, khả năng thăng tiến thấp nhưng đổi mới tư duy, về quê lập nghiệp, sự khác biệt đã giúp tôi thành công

17-12-2019 - 14:58 PM | Sống

Miễn là mình đem tới sự khác biệt, bất kì ai cũng đều có thể đem tới khả năng không giới hạn để làm giàu cho bản thân và phát triển quê hương của mình.

(01)

Tôi quen một anh bạn là một huấn luyện viên Yoga có tiếng. Trước khi trở về Thái Bình, anh ấy làm việc ở Hồ Chí Minh trong 5 năm.

Lúc mới đến Hồ Chí Minh, anh ấy tham gia vào trung tâm Yoga lớn nhất ở đó. Mỗi ngày anh luyện tập 12 tiếng, chỉ muốn nhanh chóng trở thành một huấn luyện viên Yoga. Nhưng kết thúc khoá đào tạo, tới ngày anh ấy được đứng lớp, vẫn không có thông tin gì, trong lòng anh cảm thấy rất bất an.

Thời gian đó, anh thường tự hỏi chính mình:"Tôi thực sự phù hợp với nơi này không? Sau tất cả tương lai của tôi là ở nơi nào?". Lúc cô đơn và bất lực nhất, anh ấy gặp và kết duyên với người bạn gái của mình ở cùng thị trấn. Cuộc sống không còn cô đơn lẻ bóng, sau mấy năm chung sống cùng nhau, anh quyết định đưa bạn gái mình về quê Thái Bình để phát triển sự nghiệp.

Ở quê anh, hầu hết người tập yoga đều là nội trợ, vì thế đã có người cười hỏi anh: Yoga có thể giảm cân à? Con trai cũng dạy Yoga được à?

Đối diện với những sự châm biếm này, anh không giải thích quá nhiều. Mỗi sáng, anh dậy lúc 5 giờ, về nhà lúc 10 giờ tối, say sưa giải thích với khách hàng về những lợi ích của Yoga, và về những đặc điểm đặc biệt trong bài tập của anh.

Dựa vào kinh nghiệm mà bản thân đã có ở Hồ Chí Minh và khả năng đứng lên sau thất bại, anh dần dần được thừa nhận, công việc làm ăn ngày một phát triển hơn.

Anh bạn tôi lúc vừa từ Hồ Chí Minh trở về quê hương thấy rất mờ mịt, không biết Thái Bình nhỏ bé này liệu có thể chứa chấp được người vừa từ "thành phố hạng nhất" về không. Nhưng bây giờ anh nhận ra rằng, thành phố nhỏ này cũng có thể thực hiện ước mơ của anh ấy. Rời khỏi Hồ Chí Minh, anh trở về quê hương Thái Bình, không trốn tránh, cũng không nhận thua, mà mở ra một chiến trường mới.

Dân quê lên phố lớn lập nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp cao, khả năng thăng tiến thấp nhưng đổi mới tư duy, về quê lập nghiệp, sự khác biệt đã giúp tôi thành công - Ảnh 1.

(02)

Thời sinh viên, tôi quen một cô gái rất thú vị. Cô bảo quê hương của mình rất an nhàn, và lí giải thân hình mập mạp của bản thân cho sự an nhàn đó. Cô muốn cuộc sống mình được thử thách hơn, vì vậy cô lên thành phố Hà Nội, rủ thêm khoảng bảy tám người bạn cùng thuê một căn phòng nhỏ rộng 60 mét vuông. Trong khoảng thời gian này, cô cũng chập chững những bước đầu tiên để tạo dựng sự nghiệp kinh doanh phim ảnh trên internet của mình.

"Mỗi ngày đều phải làm thêm đến gần sáng, hôm sau còn phải dậy sớm bắt xe buýt đi làm", cô vui vẻ chia sẻ về những ngày thường nhật của mình. Nếp sinh hoạt này đã được cô lặp đi lặp lại trong nửa năm.

Có một lần cả nhóm làm việc đến bốn giờ sáng. Vừa định về nhà, cô đột nhiên nhận được thông báo tám giờ sáng phải trình bày đề án. Chẳng còn cách nào khác, cô cùng mọi người đành phải xốc lại tinh thần và ở lại làm việc. Cuối cùng, đến sáu giờ sáng, đề án về cơ bản cũng đã được hoàn thành. Mọi người tranh thủ chút thời gian còn lại để nghỉ ngơi. Bọn họ nằm chen chúc nhau trên ghế sofa của công ty, chợp mắt một chút để có sức đi gặp khách hàng. Hiệu quả của đề án rất tốt, họ nhận được công việc mới một cách thuận lợi.

"Vào lúc đó tôi cảm thấy mọi gian khổ đều đáng giá từng phút!", cô vui vẻ nói, "Nếu như lúc còn trẻ không dốc sức làm việc, không phấn đấu, không cố gắng "ăn muối", thế thì so với cá ươn có gì khác biệt chứ?"

Đúng thế, cuộc sống của chúng ta chỉ có một lần, thế thì tại sao ta không nhân lúc còn có thể mạo hiểm để dũng cảm bước tiếp. Cho dù kết quả như thế nào đi nữa, chí ít lúc chúng ta quay đầu có thể nói rằng "Tôi đã thử, tôi không hối hận".

Dân quê lên phố lớn lập nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp cao, khả năng thăng tiến thấp nhưng đổi mới tư duy, về quê lập nghiệp, sự khác biệt đã giúp tôi thành công - Ảnh 2.

(03)

Tùng Lâm là một người thợ ảnh. Ngày đó điện thoại chưa hiện đại như bây giờ, mọi người khi muốn chụp ảnh chỉ có thể đi đến studio. Tại đây, những người thợ ảnh như Lâm sẽ chụp ảnh tuỳ hứng và cho khách hàng xem để họ lựa chọn những bức ảnh mình ưng ý. Lâm nhận thấy mình có thể tạo ra một sự khác biệt trong cách chụp ảnh: Anh để khách hàng của mình tự đề xuất ra những cách chụp ảnh mới lạ hơn.

Có những khách hàng cầm những bức ảnh tải từ internet tới, hỏi Lâm có thể chụp cho mình giống như thế này không. Sau khi nhận được câu trả lời là có thể, những vị khách này liền tỏ ra vô cùng vui vẻ. Anh còn chắc chắn rằng, mình có thể về quê để phát triển sự nghiệp của mình.

Sau một thời gian, cuối cùng Lâm cũng tiết kiệm được đủ tiền để về quê mở Studio của riêng mình. Anh còn xây dựng nên một câu lạc bộ những người yêu nhiếp ảnh, nơi mọi người chia sẻ những khung hình đẹp của mình.

Từ trước đến nay, anh chưa bao giờ coi thường tiềm năng phát triển của quê mình. Anh tin rằng không nhất thiết phải lên thành phố để có một sự nghiệp vinh hiển, anh khẳng định quê hương mới là bến đỗ vững chắc để có một sự nghiệp hiển vinh. Miễn là mình đem tới sự khác biệt, bất kì ai cũng đều có thể đem tới khả năng không giới hạn để làm giàu cho bản thân và phát triển quê hương của mình.

Dân quê lên phố lớn lập nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp cao, khả năng thăng tiến thấp nhưng đổi mới tư duy, về quê lập nghiệp, sự khác biệt đã giúp tôi thành công - Ảnh 3.

(04)

Tất nhiên, những điều mới mẻ chưa bao giờ là điều có thể dễ dàng xảy đến và dễ được người khác đón nhận. Thậm chí, khi chúng ta thực hiện những điều mới mẻ, chúng ta còn có thể phải gánh chịu những thương tổn về mặt tâm lý, tinh thần.

Cho đến bây giờ, anh bạn trong câu chuyện thứ nhất vẫn gặp rất nhiều người tin rằng Yoga chỉ dành cho những bạn nữ muốn giảm cân;

Cô bạn trong câu chuyện thứ hai từng mắc một căn bệnh gọi là "Sợ an nhàn". Cô thích làm việc, có thể làm việc thâu đêm suốt sáng. Mặt trái của điều này là sức khoẻ của cô trở nên yếu đi. Đến giờ, sau khi đi điều trị tâm lý, cô vẫn thấy rất khó để có thể cho phép mình được nghỉ ngơi.

Tùng Lâm trong câu chuyện thứ ba nói xung quanh không có nhiếp ảnh gia nào giống như anh ấy. Không có đối thủ cạnh tranh, anh cảm thấy tư tưởng dần bị đình trệ, và rất khó để tìm ra một động lực, một nguồn cảm hứng mới để phát triển sự nghiệp của mình.

Nhưng không ai trong họ nghĩ đến việc từ bỏ.

Cho dù trên con đường theo đuổi ước mơ có những gập ghềnh, bạn cũng không đơn độc một mình. Có hàng chuc triệu thanh niên bình thường và phi thường trên mảnh đất này, dùng tình yêu và sự kiên trì để dần thực hiện ước mơ của chính mình.

Nơi có con người sẽ có ước mơ, nơi có ước mơ sẽ có hy vọng.

Mong bạn không ngại phấn đấu, cuối cùng sẽ có một ngày cùng ước mơ của bạn không hẹn mà gặp.

Theo Đình Trọng

Trí thức trẻ

Trở lên trên