Đánh đâu trúng đó – nhiều doanh nghiệp vẫn cố tình vi phạm bản quyền phần mềm
Trong 10 năm từ 2006 đến 2016, các cơ quan liên ngành của Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch và Bộ Công an đã tiến hành thanh tra 541 doanh nghiệp, kiểm tra 27.602 máy tính và xử phạt vi phạm hành chính 8,613 tỷ đồng. Riêng 8 tháng đầu năm 2017, đã thanh tra 55 doanh nghiệp, xử phạt vi phạm hành chính 1,38 tỷ đồng.
“Đánh đâu trúng đó”
Tại hội thảo "Cơ hội tìm hiểu cách thức sử dụng phần mềm hợp pháp và hiệu quả cho doanh nghiệp" diễn ra vào ngày 29/08 tại Hà Nội, ông Gary Gan - Giám đốc chương trình tuân thủ Khu vực Châu Á -Thái Bình Dương, Liên minh Phần mềm doanh nghiệp (BSA) nhấn mạnh: “Giữa việc sử dụng phần mềm bất hợp pháp hay phần mềm không bản quyền và các cuộc tấn công mã độc hay tấn công mạng có mối liên hệ chặt chẽ. Vì thế, lời khuyên đầu tiên của tôi đối với doanh nghiệp Việt Nam là nên sử dụng phần mềm có bản quyền. Có như vậy, các bạn mới có được những bản vá mới nhất từ các công ty phần mềm, dù bạn đang sử dụng phần mềm của công ty nào. Theo đó, các bạn sẽ có thể nhanh chóng phát hiện hành động tấn công mạng để có biện pháp xử lý hiệu quả.”
Thiệt hại nặng và mất an toàn an ninh mạng khi sử dụng phần mềm bất hợp pháp
Việc bị phát hiện vi phạm luật sở hữu trí tuệ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực lên uy tín và thương hiệu được xây dựng trong thời gian dài từ trước đến nay của các doanh nghiệp. Hơn thế nữa, không những bị ảnh hưởng về uy tín, doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng về tài chính. Theo Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp có hiệu lực từ ngày 15/10/2013 thì doanh nghiệp vi phạm hành chính có thể bị xử phạt ở mức tối đa là 500 triệu đồng.
Ông Đào Anh Tuấn, chuyên gia tư vấn của BSA chia sẻ: “Doanh nghiệp Việt sử dụng các phần mềm không bản quyền sẽ dẫn đến những lệnh phạt về mặt kinh tế, mất đi tính cạnh tranh. Việt Nam đã gia nhập WTO với những cam kết cao nhất về tính công bằng thương mại. Hiện tại, Chính Phủ Mỹ thông qua 1 đạo luật, sẽ không chấp nhận các nước xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ mà sử dụng các phần mềm ko có bản quyền vì như vậy bị coi là cạnh tranh thiếu lành mạnh”.
90% phần mềm lậu có chứa virus, mã độc, và đó là môi trường lý tưởng để hacker xâm nhập hệ thống. Doanh nghiệp sử dụng hay cài đặt phần mềm lậu có nguy cơ mất dữ liệu cao hơn 73%, nguy cơ mất dữ liệu không thể khôi phục khi hệ thống chủ bị hỏng cao hơn 55%, cũng như nguy cơ bị nhiễm virus cao hơn cho cả đối tác và khách hàng. Vì thế, không chỉ an ninh thông tin của bản thân doanh nghiệp bị ảnh hưởng mà còn có thể khiến cả cộng đồng bị nguy hiểm theo.
Lối đi nào cho doanh nghiệp Việt?
Thấu hiểu những khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải về vấn đề sử dụng phần mềm bản quyền. Hãng công nghệ Microsoft đã phát triển dịch vụ License SPLA, cho phép các doanh nghiệp thay vì mua thì có thể thuê bản quyền theo từng tháng với chi phí thấp hơn rất nhiều.
Ông Huỳnh Trọng Văn – Giám đốc Công ty CP dịch vụ Dữ liệu Trực tuyến (ODS) là nhà phân phối phần mềm Microsoft tại Việt Nam chia sẻ: “Thay vì phải bỏ ra một lúc cả ngàn USD để mua bản quyền thì nay, các công ty chỉ cần thuê với mức giá 20 - 30 USD/tháng. Thêm vào đó, họ cũng được đảm bảo luôn quyền sử dụng những chương trình cập nhật nhất từ phía nhà sản xuất Microsoft”.
Song song đó, ODS đã phát triển thành công trang web giúp khách hàng có thể kiểm tra được phần mềm Microsoft mình đang sử dụng là có bản quyền hay chưa: http://verify.ods.vn
Công ty Cổ phần dịch vụ Dữ Liệu Trực Tuyến (ODS) được thành lập vào năm 2009 với định hướng kinh doanh chuyên sâu trong lĩnh vực Internet, Data Center, VoIP và bản quyền phần mềm.
Ngày 21/09/2016, ODS đã phối hợp cùng Microsoft tổ chức sự kiện công bố ODS trở thành nhà phân phối chính thức của Microsoft tại Việt Nam. Sự kiện này một lần nữa khẳng định uy tín cũng như vị thế của ODS, không chỉ tại Việt Nam mà còn trên thị trường thế giới, trước nhiều đối tác công nghệ tên tuổi.
Website: https://www.ods.vn/