Danh y sống khỏe xuyên qua thế kỷ nhờ 5 bí quyết, đơn giản và hữu ích ai cũng nên học tập
Chúng ta luôn muốn sống khỏe, trường thọ, nhưng lại ít khi quan tâm đến những giải pháp và kiên trì theo đuổi nó. 5 bí quyết đơn giản nhưng hiệu quả của danh y bạn có thể học hỏi.
- 01-11-201720 bí quyết giúp bạn sống khỏe mạnh và hạnh phúc
- 24-10-2017Tuân thủ đồng hồ sinh học - bí quyết sống khỏe mạnh và trường thọ
- 21-10-2017Thực hiện điều này 5 phút mỗi ngày, ai cũng có thể sống khỏe hơn, thọ hơn
Sinh năm 1919 trong một gia đình chuyên về Đông y gia truyền, là một trong 4 đại gia đình hành nghề Đông y nổi tiếng nhất thời cận đại ở Trung Quốc. Đại sư Nhân cũng được tôn kính gọi là "Danh y bậc thầy" từng là Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Bắc Kinh (TQ).
Ông đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh trong hơn 60 năm, được phong danh hiệu "Bác sĩ đương đại" và được công nhận danh hiệu "Quốc y đại sư" - một danh hiệu cao quý nhất trong ngành Đông y tại Trung Quốc.
Mặc dù đã gần trăm tuổi nhưng đại sư Nhân không mắc bệnh đái tháo đường và huyết áp cao, nói chuyện minh mẫn và hào sảng, tinh thần hăng hái, nếp nhăn trên khuôn mặt rất ít, hầu như không có dấu hiệu của người cao tuổi, cả hàm răng đều vững chắc.
Ông khuyên rằng, để sống xuyên qua thế kỷ, những bí quyết đơn giản sau đây ai cũng có thể làm được, quan trọng bạn có kiên trì thực hiện nghiêm túc hay không.
1. Chế độ ăn uống: Ăn uống tất cả mọi thứ, nhưng mỗi thứ đều không ăn nhiều
Ăn uống có mức độ và khoa học chính là điều cần thiết đầu tiên trong việc chăm sóc sức khoẻ. Điều bạn nên làm là lựa chọn thực phẩm lành mạnh, cân bằng, ăn tất cả mọi thứ nhưng không nên ăn gì quá nhiều.
Người Trung Quốc vốn có thói quen ăn rất nhiều đường, cụ thể là trong các món ăn truyền thống lưu truyền cho đến tận ngày nay đa phần đều có đường. Như các loại bánh trong dịp lễ tết, bánh nếp, bánh trung thu… vì lý do này mà đại sư Nhân có ý thức từ sớm, ông rất ít ăn đường, kiên trì trong thời gian dài cho nên đến nay ông không mắc bệnh huyết áp , tiểu đường cũng là nhờ thói quen này.
Do đặc điểm lịch sử, tuổi thơ của đại sư Nhân cũng không khá giả, ăn uống đạm bạc, lâu lần hình thành thói quen, ông không có thói quen ăn uống nhiều thịt cá. Dù cuộc sống hiện nay đã có điều kiện hơn nhưng ông vẫn ăn uống thanh đạm, ít ăn đường, ít ăn dầu mỡ, ăn nhiều hoa quả và rau xanh.
Trong các bữa ăn hàng ngày ông ăn uống rất bình dân, đơn giản, không ăn những thực phẩm cao quý hay đắt đỏ. Ông cho biết, do đặc thù công việc nên ông không hút thuốc, hiếm khi uống rượu và cũng không sử dụng bất kỳ một loại thực phẩm chức năng bồi bổ sức khỏe nào.
2. Tập thể dục: Thích nhất là môn đi bộ, có thể đi bộ bất cứ lúc nào
Bây giờ rất nhiều người làm việc trong nhà, ngồi một chỗ bất động cả ngày bên máy tính. Hầu hết mọi người đều ngồi bên bàn làm việc rất lâu. Nếu cứ ngày này qua ngày khác như vậy, cơ thể sẽ dần dần hao hụt và dẫn đến kiệt sức.
Vì sao ông chọn môn đi bộ mà không phải là các môn thể thao khác? Theo đại sư Nhân tiết lộ, việc đi bộ có rất nhiều lợi ích.
1, Nâng cao khả năng hoạt động của hệ thống thần kinh
2, Cải thiện miễn dịch, chống lão hóa
3, Tăng cường chức năng tim
4, Giảm lượng chất béo dư thừa trong cơ thể
5, Giảm khả năng bị xơ vữa động mạch
6, Bảo vệ hiệu quả duy trì mật độ xương
7, Duy trì sức mạnh tứ chi, bàn chân chắc khỏe, xương khớp linh hoạt
8, Thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường trao đổi chất.
Điều này không phải ai cũng ý thức được rằng, con người vốn là sinh vật cần vận động thường xuyên, kiên trì hàng ngày, hoạt động cho đến khi nào không còn tồn tại.
Vì vậy, ông thường xuyên đi bộ, mà cần phải đi thật nhanh. Mỗi lần nghĩ đến việc này là ông sẽ đứng dậy đi lại ít bước, dù là đang trong phòng làm việc hay đang điều trị cho bệnh nhân. Bất kỳ lúc nào có thể là ông sẽ đứng dậy đi lại.
Kể cả trong mỗi lần tham gia các cuộc họp, các buổi hội thảo kéo dài, khi giải lao ông đều đứng dậy đi lại ngay tại không gian mà ông có mặt, đi rất nhanh nhẹn, trạng thái thong dong nhưng dứt khoát, thanh lịch.
Ngoài việc đi bộ bất cứ lúc nào có thể, GS Nhân còn có nhiều cách thức vận động đặc biệt khác.
1, Mỗi ngày ông đều nhận nhiệm vụ đi mua thức ăn. Ông thường vào siêu thị mua đồ, không dùng xe kéo mà ông sẽ dùng giỏ xách, làm như vậy cũng là một cách để tập thể dục.
2, Khi xem TV không ngồi, mà vừa đứng vừa xem, tiện thể hoạt động các khớp
3, Không đi thang máy mà ông thường đi cầu thang bộ
4, Ông nhận việc lau dọn nhà cửa hàng ngày là việc của mình, không để người trong nhà phục vụ
3. Cách luyện trí não: Mỗi ngày đều đọc sách báo, ngủ trưa 1 giờ
Mặc dù đã gần trăm tuổi, nhưng đại sư Nhân vẫn đang làm việc hàng ngày, thăm khám sức khỏe cho bệnh nhân như một bác sĩ trẻ bận rộn. Ông cho rằng làm việc đều đặn sẽ không cảm thấy mệt, ngược lại còn cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa, thiết thực hơn, từ đó ông cảm thấy vui vẻ hơn.
Theo ông, việc nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần của mỗi người là vô cùng quan trọng. Mặc dù bản thân đã được nghỉ hưu từ khi 60 tuổi nhưng ông vẫn không coi mình đã nghỉ hưu cho đến nay. Nếu không vận động và làm việc đều đặn thì ông không thể có sức khỏe tốt như bây giờ.
Theo ông, não bộ cũng cần phải "tập thể dục" như cơ bắp vậy. Ông duy trì các thói quen cơ bản như:
1, Mỗi ngày đều đọc sách báo
2, Mỗi ngày đảm bảo ngủ đủ 7 tiếng
3, Đảm bảo thời gian ngủ trưa khoảng 1 giờ
Sức khỏe tốt hay không là nhờ ở vận động. Cuộc đời tốt là dựa vào sự phấn đấu, không nên lãng phí thời gian. Đầu óc cũng cần nhưu vậy, luôn phải suy nghĩ, để đầu óc trong trạng thái làm việc.
Theo giáo sư Nhân, thời gian của mỗi người đều như nhau, trong 24 giờ đó mình cần sử dụng hợp lý, bố trí ăn ngủ làm việc khoa học.
Tập thể dục cho cơ bắp cũng quan trọng như tập thể dục cho trí não, tâm hồn, trái tim . Thể dục đều quan trọng hơn là uống các loại thuốc bổ.
4. Tự chế tạo cho mình một bài thuốc riêng, đó là "Thông đường ruột"
Trong kinh nghiệm dưỡng sinh của GS Nhân, ông đặc biệt chú trọng đến việc thông đường ruột. Duy trì việc đại tiểu tiện thông suốt, ngoài việc ăn uống nhiều rau củ quả, ngũ cốc thô, ông còn nhấn mạnh việc vận động, mát xa vùng bụng để tăng cường chức năng cho hệ tiêu hóa.
Cách thức xoa bụng cần thực hiện đều đặn, dùng bàn tay úp lên bụng, lấy rốn làm tâm điểm, xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, đây cũng là đường đi của thức ăn trong đại tràng. Sau đó có thể xoa ngược lại chiều kim đồng hồ, thúc đẩy nhu động ruột.
Thường xuyên ăn các thực phẩm nhuận tràng để hỗ trợ đường ruột vận hành hiệu quả. Nếu người cao tuổi bị táo bón do tuổi tác, đường ruột hoạt động kém đi thì càng phải chăm sóc đường ruột thật tốt.
Bài thuốc Đông y tự chế để làm thông đường ruột của Đại sư Nhân:
Nhục thung dung 30 gram, Dưa ngải 30-50 gram, Thảo quyết minh 30 gram
Huyền sâm 30 gram, Sinh địa 30 gram, Hỏa ma nhân 50 gram,
Tửu quân than 5 đến 10 gram, Bạch truật 15 gram, Đảng sâm 15 gram,
Ngưu tất 10 gram, Sinh thủ ô 20 gram, Chỉ thực 10 gram, Cam thảo 3 gram
5. Cách dưỡng tâm: Làm việc gì cũng xuất phát từ trái tim mình, đặt mình vào địa vị người khác
Theo GS Nhân, Y khoa là lòng từ bi, đối với các bác sĩ, y thuật đương nhiên là ưu tiên số một, nhưng y đức là thứ cao quý nhất để một đời theo đuổi. Bác sĩ thì luôn phải một lòng hướng về bệnh nhân, coi bệnh nhân là ý nghĩa sống của mình, làm việc với tấm lòng nhân ái. Đó là phương châm sống và làm việc mà ông đã duy trì trong suốt cuộc đời mình.
GS Nhân cho rằng, phải dưỡng tâm thì mới có thể dưỡng thân. Khi làm việc nên có tâm trạng hưng phấn, trái tim cởi mở, suy nghĩ hào phóng, hạn chế so đo tính toán. Những gì bản thân có thể làm thì cố gắng làm hết sức, khi không làm được thì cũng không nên làm bằng mọi giá với sự đánh đổi.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng được như mong muốn, nếu muốn 10 mà làm được 7-8 cũng đã là hạnh phúc, cần vui mừng vì điều đó thay vì buồn chán mà cố theo đuổi sự hoàn hảo. Ngoài ra, khi mở rộng tấm lòng, đầu óc thoáng đãng thì có thể có tầm nhìn rộng hơn, nghĩ được nhiều hơn, rũ bỏ những thứ không cần thiết hiệu quả hơn.
GS Nhân nói, ông đã đối xử lương thiện và tốt bụng với hầu hết mọi người trong hơn 90 năm qua. Luôn muốn người khác được vui vẻ, không làm tổn thương họ, càng không gây thù chuốc oán. Sự nghiệp riêng cũng không ngừng cố gắng để đạt được những thành quả.
Nguyên tắc sống khỏe, sống thọ:
1, Tâm trạng vui vẻ, vì cuộc sống rồi cũng sẽ về cõi hư vô
2, Chăm sóc tâm hồn trước, chăm sóc thể xác sau
3, Hoạt động thể dục thể thao hợp lý
4, Ăn nghỉ đúng giờ, hít thở không khí tự nhiên
5, Ngủ đầy đủ, ngủ sớm dậy sớm
6, Phòng ở sạch sẽ, phơi nắng đầy đủ
7, Cư xử rộng rãi với người khác
8, Tiếp xúc nhiều hơn với nơi có không khí trong lành
9, Có trí tuệ thì cống hiến chất xám, để lại giá trị cho gia đình và xã hội
10, Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên, ngăn chặn bệnh tật từ trong trứng nước.
*Theo Health/TT
Trí thức trẻ