[Làm giàu tuổi 20] Đạo diễn, CEO Lê Hải Yến: "Tôi từng xấu hổ, thậm chí là stress vì không đủ tiền để trả lương nhân viên, phải đi vay nợ"
"Tôi thường so sánh vui công việc của mình giống như những bà mẹ khi đau đẻ. Đau lắm, không chịu được và thường bảo đẻ nốt lần này rồi thôi. Tuy nhiên đẻ song thấy đứa con của mình xinh quá, yêu quá lại muốn đẻ tiếp", CEO 8X của Newday Media JSC hài hước chia sẻ về công việc của mình.
- 20-04-2022[Tiền đẻ ra tiền] 9x có tỷ suất lợi nhuận vượt trội thị trường và thành quả của việc khổ luyện phân tích báo cáo tài chính
- 31-03-2022[Làm giàu tuổi 20] CEO Fonos Xuân Nguyễn: Khởi nghiệp với 20 triệu đồng mở cửa hàng bánh mì đến nhà sáng lập ứng dụng sách nói được định giá triệu USD
- 24-03-20229X thua lỗ gần 1 tỷ đồng sau lần đầu khởi nghiệp, vượt qua trầm cảm rồi “liều” mượn sổ đỏ của gia đình để làm lại: Kiếm lại 1 tỷ đồng chỉ sau 6 tháng, thu nhập một năm sau tăng lên gấp nhiều lần
- Học nghệ thuật và có giọng hát hay, vì sao chị không chọn con đường nghệ thuật chuyên nghiệp mà chuyển sang khởi nghiệp liên quan đến nghệ thuật – truyền thông & tổ chức sự kiện?
- Quyết định khởi nghiệp gắn liền với thời điểm khủng hoảng trong cuộc đời tôi khi điểm tựa duy nhất của tôi không còn.
Năm 2009, sau nhiều lần chữa trị kéo dài hơn 10 năm, bố tôi đã rời xa 2 chị em tôi mãi mãi, mặc cho cả 2 đã làm đủ mọi cách để mong bố có thể ở lại. Đêm trước ngày bố đi, tôi vẫn còn nhớ ánh mắt ông nhìn tôi. Tôi hiểu bố thương tôi đến nhường nào.
Sau khi bố mất, tôi mở chiếc ví của ông ra, phát hiện trong ngăn đựng những đồ vật quan trọng nhất có bức ảnh chân dung của tôi. Lúc này tôi càng hiểu bố luôn đặt tôi trong tim. Tôi rơi vào trạng thái chênh vênh, mất định hướng. Bởi người luôn ủng hộ, luôn yêu thương tôi vô điều kiện đã không còn.
Từ một cô gái vui vẻ, hài hước tôi trở thành người trầm tính, lạnh lùng, dễ cáu gắt. Tôi đã mất một thời gian dài để bình tĩnh trở lại. Sau biến cố đó đã khiến tôi nghỉ việc ở một Tập đoàn lớn với một công việc ổn định, để được làm điều mình thích và tôi đã quyết định khởi nghiệp.
- Bấy giờ, quyết định đó của chị có nhận được sự ủng hộ của người thân, bạn bè?
- Khi chia sẻ dự định này với chị gái, tôi không nhận được sự ủng hộ. Bởi chị lo tôi vất vả và hành trang khởi nghiệp lúc đó của tôi không có gì ngoài việc "điếc không sợ súng’’ và sự tự tin.
Ở thời điểm đó, tôi chỉ biết mình cần phải có hướng đi mới và một mục đích sống mới. Tôi vẫn quyết định thành lập công ty dù không có ai ủng hộ.
- Khởi nghiệp với công ty truyền thông - tổ chức sự kiện ở tuổi 27, khi trong tay chỉ có sự tự tin, chị gặp khó khăn gì trong những ngày đầu thành lập?
- Đối với tôi những năm đầu khởi nghiệp là khoảng thời gian chuếnh choáng, không có định hướng, làm với ước mơ, kỳ vọng và sự tưởng tượng. Tôi loay hoay trong việc định vị tên tuổi của công ty và của cá nhân xem mình là ai, mình giỏi nhất là cái gì. Dẫu trước đó được làm việc trong một tập đoàn chuyên nghiệp, tôi cùng lúc đã đảm nhận đến 4 vị trí hành chính.
Trong những ngày đầu thành lập công ty tôi phải làm tất cả mọi thứ. Tôi mất đến 2 năm đầu tiên chỉ để dò đường đi nhằm tạo sự khác biệt. Tôi từng xấu hổ, thậm chí là stress vì không đủ tiền để trả lương nhân viên và phải đi vay nợ. Lúc nào cũng muốn làm chỉnh chu, "tới bến" tất cả mọi việc song ngân sách không đủ tốt, chỉ có thể tuyển được những nhân sự vừa phải nên phải tự làm rất nhiều đầu việc.
Thế nhưng, khó khăn đâu chỉ ở phía bản thân tôi. Đúng năm thành lập công ty, 2009, kinh tế toàn cầu bắt đầu rơi vào khủng hoảng, công ty của tôi cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Tuy nhiên, tôi luôn tin rằng những khó khăn đó chỉ là chu kỳ. Điều mình cần làm là cố gắng sống sót để vượt qua. Bởi tôi luôn nhớ đến câu chuyện con lừa và cái giếng mà người sếp đầu tiên ở công ty cũ kể với tôi.
Người ta ghét con lừa, đẩy nó xuống giếng và dùng những hòn đá bịt lỗ giếng lại. Tuy nhiên con lừa lại dùng chính hòn đá làm bậc thang để đi lên khỏi giếng nước. Nếu chấp nhận bị những hòn đá đó chèn lên, con lừa sẽ chết trong sự giễu cợt của người đời.
Câu chuyện này dường như cho tôi một động lực để vượt lên chính mình ở những thời điểm khó khăn nhất. Sau này, mỗi khi gặp khó khăn nào đó, tôi lại nghĩ đến câu chuyện này và tìm cách dùng những hòn đá đó để làm bậc thang mà đi lên.
- Ở giai đoạn đó, đâu là kỷ niệm nào khiến chị khó quên nhất?
- Thưc sự là rất nhiều, như năm 2010, công ty tôi thực hiện sự kiện ngoài trời đầu tiên và đã setup kỹ lưỡng trong suốt 1 tuần. Đến sát giờ tổng duyệt để chuẩn bị sẵn sàng cho sáng hôm sau, trời đột ngột nổi cơn giông đen kịt, có thể nói là bão lớn bởi ngay sau đó miền Bắc bước vào thời kì mưa dầm gió bấc, người ta gọi là "Rét nàng bân". Trong buổi chiều hôm đó, chúng tôi đã phải họp gấp với khách hàng để quyết định thay đổi phương án vì khả năng sự kiện sẽ khó có thể diễn ra ngoài trời vì mưa, lạnh và ngập nước. Ngay trong đêm, chỉ với vài nhân sự non trẻ của công ty chúng tôi phải cấp tốc chuyển toàn bộ sân khấu đã setup vào trong nhà, thay đổi kích thước và tất cả mọi thứ nhưng vẫn giữ nguyên kịch bản. Thức nguyên đêm, mặt mũi ai cũng phờ phạc nhưng may mắn sáng hôm sau sự kiện vẫn diễn ra thành công.
Tôi nhớ, khi đó mình vừa cùng nhân viên bê vác đồ đạc trong đêm tối, ngấm mưa lạnh mà còn chẳng có đồ thay, vừa nghĩ nghĩ đến cái nghề của mình lắm vinh quang nhưng cũng đầy nước mắt. Một năm làm 10 show như này thì chắc chẳng ai có đủ sức để trụ được. Nhất là phụ nữ mà phải thức đêm và làm việc khủng khiếp như chúng tôi khi đó còn hại sức khoẻ hơn đàn ông gấp nhiều lần.
Song dường như tôi luôn coi vinh quang của nghề là động lực để cố gắng. Cũng như người nghệ sĩ lên sân khấu thích được khán giả tán thưởng, vỗ tay, khen ngợi, thì nghề sự kiện của tôi cũng vậy. Dẫu vất vả, mệt mỏi nhưng khi làm chương trình được hàng trăm người vỗ tay và giơ điện thoại lên quay hình chụp ảnh, thích thú khi tham gia thì dẫu có vất vả, mệt mỏi đến thế nào vẫn có thể cố gắng.
- Mất đến 2 năm đầu khởi nghiệp để tìm ra hướng đi và khẳng định sự khác biệt, đến nay đã hơn 13 năm từ ngày thành lập, theo chị đâu là lý do khiến khách hàng lựa chọn dịch vụ của công ty?
- Tôi xây dựng 5 nhân tố để tạo nên sự khác biệt của Newday. Đó là sáng tạo - thần tốc - tinh tế - hiệu quả & gia tăng giá trị cho khách hàng. Song yếu tố tiên quyết khiến khách hàng lựa chọn, sử dụng dịch vụ của chính tôi, đó chính là tính sáng tạo. Ở Newday Media, chúng tôi chia thành 5 cấp độ của sáng tạo: Nhận thức khác biệt; Thay đổi cách tiếp cận; Đưa ra một cách tiếp cận mới; Tạo ra một xu hướng mới và cuối cùng là Nuôi dưỡng & truyền cảm hứng sáng tạo cho người khác. Hiện tại, chúng tôi đang ở cuối cấp độ 3 & 4 và đang tiếp tục hướng đến cấp độ 5.
Tôi luôn nghĩ rằng cuộc đời mình không biết còn bao nhiêu năm và đâu là lần cuối cùng mình được sáng tạo. Vậy nên tất cả những sự kiện Newday đảm nhận đều phải trở nên đặc biệt nhất, kể cả là một lễ hội văn hoá cho đến những chương trình văn nghệ hay những lễ khởi công, giới thiệu dự hay hoặc chỉ là một chuyến đi kick-off cũng phải rất khác biệt.
Để làm được điều này chúng tôi không ngừng sáng tạo để đi đến tận cùng của vấn đề. Ở những cấp độ cao nhất, Newday đang tái thiết lại định nghĩa và đưa ra luật chơi mới cho tất cả những sự kiện chúng tôi thực hiện.
- Dẫn đầu xu hướng, luôn làm khó mình, nhiều người đánh giá đây là điều "không tưởng" giữa thời đại khi mà mục đích cuối cùng chỉ là doanh thu có được. Chị nghĩ sao về điều này?
- Nhiều người đã hỏi tôi những câu tương tự. Song tôi luôn nghĩ rằng cũng là một đồng tiền kiếm được thì cần phải nhận bằng cách nâng niu, trân trọng và đầy hạnh phúc thì mới xứng đáng. Thậm chí phải làm sao để khách hàng khi họ trả tiền cho mình họ cũng đưa cho mình một cách đầy trân trọng.
Đến nay Newday Media may mắn khi có những Tỉnh thành, những khách hàng luôn ghi nhận những giá trị chúng tôi cống hiến cho họ. Họ trao tặng cho chúng tôi cả bằng khen, giấy chứng nhận cảm ơn mà chúng tôi đã phải đóng đến 3 dãy tủ mới chưng hết.
Chính điều này khiến tôi luôn tự hào rằng mình và các cộng sự có thể kiếm được tiền bằng chính đam mê của bản thân. Kiếm tiền trong vinh quang không phải điều dễ dàng. Tôi thường nói với các cộng sự của mình rằng đây là một sự vất vả tích cực. Bởi những vất vả mà ta đang gặp phải nhằm mang lại giá trị lớn hơn cho nhiều người nên nó là xứng đáng. Vì thế khi cảm thấy vất vả trong nghề, tôi lại suy nghĩ như vậy để có động lực đi tiếp.
- Với 2 năm thế giới phải chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Newday đã xoay xở và ứng biến ra sao?
- Covid-19 đến như một phép thử đối với các doanh nghiệp. Nó phơi bày tất cả những hạn chế của các tổ chức nếu không có sự thích ứng linh hoạt.
Tuy nhiên với vận động sự sáng tạo không ngừng của Newday, chúng tôi đã ứng dụng công nghệ để kết nối và xử lý công việc trước khi Covid-19 xuất hiện.
Vậy nên với việc ứng dụng các công nghệ hiện đại nhất trong tay cùng hệ thống khách hàng có sẵn trong suốt 13 năm phát triển, Covid-19 lại chính là cơ hội để Newday Media phát triển các lĩnh vực "chân rết" như Marketing, TVC (video quảng cáo), Design & Decoration, Production. Bước tiến này thực sự là kỳ vọng của công ty trong việc xây dựng Newday Media thành một hệ sinh thái với các dịch vụ hỗ trợ lẫn nhau.
Nhìn lại 2 năm Covid-19, tôi có thể tự hào nhân viên của công ty không phải nghỉ ngày nào. Không thể tổ chức sự kiện, chúng tôi lại sản xuất hàng loạt các TVC, chạy các chiến dịch Marketing & Digital cho các khách hàng trong và ngoài nước. Trong giai đoạn này, tôi cũng đã quy tụ được nhiều người tài giỏi cùng chí hướng để tạo nên sự khác biệt.
- Tổ chức sự kiện là một công việc vất vả mà nhiều người vẫn cho rằng đó là lĩnh vực của đàn ông. Nhưng dường như những suy nghĩ này không đúng với chị?
- Khi thực hiện một chiến dịch truyền thông về bình đẳng giới mà công ty tôi triển khai, tôi nhận thấy mọi người thường vướng mắc trong vấn đề quan niệm của xã hội nhìn vào phụ nữ và cách mà phụ nữ tự nhìn vào chính mình.
Xã hội ngày càng hiện đại, mọi người dần cân bằng hơn giữa nam và nữ trong mọi vấn đề. Tuy nhiên, sâu trong suy nghĩ của mỗi người, vẫn có những tư tưởng phân biệt nghề này cho nữ, công việc kia dành cho nam.
Chính với suy nghĩ này, nhiều người nói trân trọng tôi bởi phụ nữ mà làm được đạo diễn là rất ít, nhất là với những lễ hội lớn lên đến 5.000 diễn viên quần chúng và hàng vạn khán giả như Lễ hội văn hoá du lịch Mường Lò tôi từng đạo diễn năm 2019. Tuy nhiên tôi lại không tự hào về điều này. Bởi chung quy lại mạnh hay yếu cũng do chính quan niệm và suy nghĩ chúng ta mà tôi, với tôi thì ai mạnh ở mảng nào thì phát huy ở lĩnh vực đó.
Không có bất kì khái niệm nào cho rằng công việc này dành cho nam, nữ không thể làm hoặc ngược lại. Như việc có rất nhiều người cho rằng chuyện bếp núc là của phụ nữ song thực tế số lượng đầu bếp giỏi là nam giới lại cao hơn nữ giới rất nhiều.
- Sau 10 năm làm nghề, điều gì giúp chị giữ được nhiệt huyết và đưa công ty tiến về phía trước như vậy?
- Chính tôi cũng đang tò mò về giới hạn bản thân mình là gì, đâu là điểm dừng. Vì tôi vẫn đang làm cái sau tốt hơn và khó hơn cái trước. Tôi tin nhiều người có con đường đi bằng phẳng, dễ dàng hơn bởi họ chọn cái dễ làm. Ngược lại, tôi lại thích đẩy mình vào những "đường đi khó", thậm chí những cái dễ tôi đều làm nó trở nên "nguy hiểm hơn". Mục đích chính là để tìm cái mới và sự khác biệt. Bởi cái mới thường không có đường đi, giải pháp. Song khi là người mở đường, bạn chắc chắn là người dẫn đầu xu hướng. Nếu chỉ loanh quanh xem mọi người có gì để học theo thì bạn mãi chỉ là số 2.
- Với vai trò là Phó Chủ tịch Hiệp hội nữ doanh nhân Hà Nội, chị thường chia sẻ điều gì với mọi người?
- Tôi vẫn thường tổ chức các buổi chia sẻ cho mọi người trong hội nữ doanh nhân về những kinh nghiệm cá nhân, gần đây nhất là buổi nói chuyện về "Tư duy sáng tạo trong công việc" để truyền cảm hứng sáng tạo cho các chị em trong Hội.
Với những buổi chia sẻ như thế này, tôi không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị vì đây đều là những thứ tôi đã và đang làm, nó là hơi thở, là cuộc sống và phong cách sống của tôi. Tôi luôn nghĩ rằng những gì tự nhiên, chân thật nhất thì sẽ chạm được đến mọi người và được đón nhận nhiều hơn. Cũng như trong nghệ thuật trình diễn, làm sao bạn phải đưa được cảm xúc chân thật nhất đến với người xem, có nghĩa là khi chính trái tim của bạn rung động thì bạn mới có thể chạm được đến trái tim người khác và khiến họ rung động.
Cảm ơn những chia sẻ của chị.
Năm 2018, công ty của nữ CEO Lê Hải Yến giành được cúp vàng giải Stevie Award hạng mục "Chiến dịch truyền thông/ PR xuất sắc của năm - Sự kiện & Lễ hội" với "Lễ hội Du lịch biển Sầm Sơn 2018".
Tháng 12 năm 2020, một lần nữa Newday Media JSC tiếp tục vinh dự nhận cú đúp: Cúp Vàng Giải thưởng Stevie Awards cho Chiến dịch truyền thông của năm, hạng mục Du lịch - Sự kiện cho "Lễ hội văn hóa, du lịch Mường Lò và khám phá Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thangMù Cang Chải năm 2019". Và Cúp Bạc Giải thưởng Stevie Awards cho Chương trình cộng đồng của năm – với màn Đại Xòe lớn nhất Việt Nam - hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc cộng đồng cho điệu múa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái.
Chúng ta có thể làm giàu ở bất cứ độ tuổi nào nhưng lý tưởng nhất, hoàn hảo nhất chính là những năm tháng tuổi trẻ. Đã có sẵn "chất liều" bên trong, khả năng học hỏi nhanh nhạy và tâm thế sẵn sàng đứng lên dẫu vấp ngã, vậy thì còn chờ gì mà không Làm giàu tuổi 20.
Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn lên trang cá nhân ở chế độ công khai kèm hashtag #LamGiauTuoi20 #CafeF #Kenh14 hoặc gửi bài dự thi về BTC qua:
Website: Làm giàu tuổi 20
Email lamgiautuoi20@vccorp.vn
Fanpage Kenh14.vn và CafeF .
Chủ đề "Làm giàu tuổi 20" sẽ diễn ra từ 6/5/2022 đến 19/5/2022 với nhiều giải thưởng hấp dẫn:
Giải nhất: 20.000.000 VND
Giải Yêu thích do độc giả chọn: 2.000.000 VND
Giải yêu thích do BGK lựa chọn: 3.000.000 VND
Các bài dự thi chất lượng sẽ được đăng tải trên 2 trang tin CafeF và Kenh14.vn
Cuộc thi Làm giàu tuổi 20 được đầu tư thực hiện, phối hợp tổ chức bởi Kenh14.vn, CafeF cùng đơn vị đồng hành Ngân hàng số Cake by VPBank và sự góp mặt đặc biệt bởi các khách mời là Chuyên gia tài chính uy tín, những người có tầm ảnh hưởng và đam mê về lĩnh vực tài chính. Mọi thông tin chi tiết xem tại đây .
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: LÀM GIÀU TUỔI 20
Xem tất cả >>- Công bố kết quả chủ đề thứ 3 của cuộc thi Làm giàu tuổi 20
- [Làm giàu tuổi 20] Rời ghế CEO M-TP Entertainment và khởi nghiệp, Châu Lê đánh giá: “Cứ 100 người làm nghệ thuật lại có khoảng 10-15 người trở thành triệu phú”
- [Tiền đẻ ra tiền] Nữ môi giới quản lý 1.800 tài khoản khách hàng: Khi VN-Index 1500 điểm rất khó tìm mã có lợi nhuận lớn hơn 50%, nhưng thị trường hiện tại cơ hội nhân đôi rất nhiều
- [Tiền đẻ ra tiền] Founder Liti Florist – Phượng Nguyễn: “Người ta bảo, đừng dạy người giàu tiêu tiền và bó hoa 7 số 0 đầu tiên của chúng tôi đến từ yêu cầu của khách hàng”
- Giám đốc viễn thông hai lần 'lỡ dại', thất bại rồi trở thành ông chủ craft beer iBiero