Đạo diễn nổi tiếng Hong Kong qua đời vì ung thư khi chưa đến tuổi hưu: Những dấu hiệu cần biết sớm
Ung thư vòm họng có tỉ lệ chữa khỏi khá cao, tuy nhiên phải biết sớm các dấu hiệu để can thiệp kịp thời. Đạo diễn Trần Mộc Thắng đã qua đời ở tuổi 58 vì phát hiện ở giai đoạn cuối.
- 22-09-20205 thói quen tại hại, cực nhiều người làm mỗi ngày, khiến gan bị "ngược đãi" nghiêm trọng: Đây cũng là lý do xơ gan, ung thư gan gia tăng
- 22-09-20202 vợ chồng cùng bị ung thư đại tràng, bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân là do thói quen ăn vặt mỗi khi xem phim
- 20-09-2020Bệnh ung thư tuyến giáp có nên dùng sữa hay không? Chuyên gia "bật mí" về dinh dưỡng đúng cách cho người mắc bệnh tuyến giáp
Đạo diễn nổi tiếng Hong Kong Trần Mộc Thắng đã qua đời vì ung thư vòm họng
Đạo diễn nổi tiếng Trần Mộc Thắng sinh năm 1961, là một trong những đạo diễn, nhà sản xuất, biên kịch phim hàng đầu Hong Hong.
Ông đã qua đời vì bạo bệnh vào sáng 23/8 vừa qua, hưởng thọ 58 tuổi. Ông từng 5 lần được đề cử cho giải Đạo diễn xuất sắc nhất trong suốt cuộc đời của mình.
Trong một lần đang làm việc, vì cảm thấy hoàn toàn không thể tiếp tục, cơ thể không khỏe nên đã đi kiểm tra sức khỏe và phát hiện ra mình bị bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối, không còn khả năng để can thiệp. Điều này đã gây đau đớn và tiếc nuối cho người thân và bạn bè của ông.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 80% trường hợp ung thư vòm họng xảy ra ở Châu Á, và riêng tại Trung Quốc đã chiếm tới 50%.
Độ tuổi khởi phát của ung thư biểu mô vòm họng có hai thời kỳ cao điểm, đỉnh thứ nhất là 15 đến 25 tuổi, đỉnh thứ hai là 50 đến 59 tuổi. Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc ung thư biểu mô vòm họng có xu hướng trẻ hóa.
Các triệu chứng cần phải kiểm tra kỹ càng một cách thận trọng
Ung thư vòm họng thường gặp có khoảng 7 dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, nếu các triệu chứng sau kéo dài hơn 2 tuần thì cần đi đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.
1, Đau đầu:
Các tổn thương vùng vòm họng xâm lấn vào xương nền sọ, dây thần kinh, mạch máu… sẽ gây ra những cơn đau đầu một bên dai dẳng, bao gồm nhiều vùng trán, thái dương, đỉnh, chẩm. Nếu tình trạng bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, những cơn đau đầu dai dẳng kéo dài rất dễ nhầm với bệnh đau dây thần kinh tọa.
2, Ù tai, khó chịu ở tai và giảm thính lực:
Khi vùng ổ ung thư tổn thương xảy ra ở thành bên của mũi họng hoặc miệng hầu họng, khối u chèn ép ống hầu họng và gây ra ù tai một bên hoặc mất thính lực, viêm tai giữa...
3, Chảy nước mũi có máu:
Hầu hết bệnh nhân rút dịch mũi có máu từ khoang mũi và khạc máu ra từ vùng hầu họng. Chảy máu mũi kiểu xuất phát từ "hầu họng" này có nguy cơ bỏ sót và chẩn đoán nhầm cao hơn.
4, Nghẹt mũi:
Ngạt hay nghẹt mũi là cảm giác mũi bị tắc cơ học xảy ra do tắc lỗ mũi sau khi có sự xuất hiện của khối u, khối u to lên có thể gây nghẹt mũi cả hai bên.
5, Sưng hạch ở cổ:
Chủ yếu là sưng hạch ở phần trên cơ ức đòn chũm, xuất hiện các cục cứng, không đau, không dễ đẩy dịch chuyển qua lại. Khi khối u phát triển, nó có thể chèn ép dây thần kinh hầu họng, dây thần kinh phế vị, dây thần kinh phụ và dây thần kinh hạ vị, biểu hiện như vòm miệng mềm nhưng không cao lên, khó nuốt, liệt dây thanh âm, một bên lưỡi co lại và lệch sang bên bị ảnh hưởng.
6, Các triệu chứng thần kinh sọ não:
Khi khối u di căn vào hộp sọ qua rãnh, có thể bị tê mặt, nhìn đôi, nhìn mờ, sụp mí, lác. Các hạch di căn ở cổ sâu có thể chèn ép các dây thần kinh ở đáy hộp sọ, dẫn đến tình trạng giảm cảm giác ở cổ họng và liệt vòm miệng.
7, Khối u di căn xa:
Sự di căn của ung thư biểu mô vòm họng có thể xâm lấn vào mắt, não, xương, phổi, gan và các mô khác, đặc biệt là phổi, gan và xương. Nếu cơ thể xuất hiện những cơn đau cứng đầu cố định ở xương nào đó, thường xuyên khạc ra máu kèm theo đau tức ngực, gan to, giảm thị lực nghiêm trọng… thì bạn nên cảnh giác với tình trạng ung thư di căn.
Phòng ngừa ung thư vòm họng liên quan đến 4 yếu tố chính
Ung thư vòm họng có thể liên quan đến nhiễm virus Epstein-Barr, môi trường, chế độ ăn uống, yếu tố di truyền,… Vì vậy, tránh tiếp xúc với hóa chất gây ung thư trong cuộc sống, lưu ý về thói quen ăn tùy tiện đồ chua, cay, chiên rán và các loại thức ăn dễ gây kích ứng.
Tránh hít phải thực phẩm khô mốc, bụi bám bẩn lâu ngày. Không hút thuốc và tránh hít phải khói độc. Đồng thời, có thể nhỏ giọt thường xuyên các chế phẩm nuôi dưỡng và giữ ẩm mũi để tránh sử dụng các loại thuốc hoặc chế phẩm làm co mạch mạnh.
Điều trị: Xạ trị là lựa chọn hàng đầu
Xạ trị là lựa chọn hàng đầu trong điều trị ung thư biểu mô vòm họng, thứ nhất vì ung thư biểu mô vòm họng hầu hết là ung thư biểu mô tế bào vảy biệt hóa kém, nhạy cảm hơn với xạ trị.
Thứ hai, vùng mũi họng đặc biệt, nằm ở trung tâm khuôn mặt, phức tạp về dây thần kinh và mạch máu ngoại vi. Nó có thể được dung nạp tốt và không dễ bị tổn thương nghiêm trọng.
Thứ ba, ung thư vòm họng đặc biệt dễ bị di căn hạch và di căn hạch vùng cổ. Khoảng 70% đến 80% bệnh nhân có di căn hạch cổ tại thời điểm phẫu thuật. Rất khó để đạt được hiệu quả điều trị cho những bệnh nhân như vậy.
Việc sử dụng các phương pháp xạ trị hiện đại như xạ trị điều biến cường độ và xạ trị dẫn đường bằng hình ảnh đã làm tăng tỷ lệ chữa khỏi 5 năm của ung thư vòm họng từ 30% vào những năm 1950 lên hơn 80% hiện nay, và tỷ lệ kiểm soát các ca bệnh sớm trong 5 năm đã tăng lên, lên đến hơn 90%.
*Theo Health/Sohu
Pháp luật và bạn đọc