MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dấu hiệu đơn giản giúp bạn phát hiện đối phương đang nói dối

03-07-2016 - 16:53 PM | Sống

Khi nghi ngờ ai đó không trung thực, hãy để ý gương mặt, ánh mắt, cử chỉ và chuyển động cơ thể của họ. Bạn sẽ nắm được điểm mấu chốt để kết luận những lời nói mình đang được nghe là sự thật hay sự giả dối.

Dấu hiệu khuôn mặt

Không nơi nào trên cơ thể "tố cáo" sự thật đang được che giấu dưới lời nói dối dễ dàng như khuôn mặt. Dấu hiệu rõ nét nhất giúp bạn nhận ra, đối phương gian dối là nụ cười giả tạo. Hãy chú ý đến cách một người mỉm cười cũng như các chuyển động trên mặt để nhận thấy sự khác thường. Dù họ cố gắng thể hiện sự vui vẻ bằng cái nhếch môi nhưng bạn vẫn có thể phát hiện ra những cảm xúc mà người đó đang cố gắng che giấu như sợ hãi, giận dữ, chán ghét, đặc biệt là ở những giây đầu tiên khi họ nói chuyện hoặc trả lời.

Nụ cười chân thành là sự kết hợp của hai cơ mặt khác nhau: khóe miệng nâng lên và khoé mắt nhăn lại, trong khi nụ cười giả tạo lại không ảnh hưởng gì đến cơ mắt. Bạn cũng có thể phát hiện ra một kẻ nói dối thông qua màu sắc của má: lo lắng khiến da mặt ửng đỏ. Các dấu hiệu nhận biết khác là mũi mở rộng, bặm môi, hít thở sâu, chớp mắt nhiều…


Không nơi nào trên cơ thể tố cáo đối phương nói dối dễ dàng như khuôn mặt.

Không nơi nào trên cơ thể "tố cáo" đối phương nói dối dễ dàng như khuôn mặt.

Ánh mắt lo lắng

Ánh mắt là biểu hiện rõ ràng nhất cho mọi sự thật. Hầu hết người nói dối sẽ hạn chế tiếp xúc ánh mắt trực tiếp với người đối diện nhằm làm giảm cảm giác tội lỗi. Hơn nữa, nói dối thường mất rất nhiều năng lượng cho suy nghĩ và tinh thần, do đó sẽ khiến người nói quá tải khi phải duy trì giao tiếp bằng mắt cùng lúc khiến họ nhìn đi chỗ khác.

Cử chỉ không đồng nhất

Lời nói có thể là dối trá nhưng cơ thể sẽ nói sự thật. Chìa khóa của việc nhận biết này là phát hiện ra ngôn ngữ cơ thể mâu thuẫn với những gì họ đang nói.

Ví dụ, nói một cách vô cùng tự tin nhưng lại nhún vai hoặc nói “vâng, tôi có thể làm được” nhưng lại lắc đầu. Sự không đồng đều này là dấu hiệu rõ rệt “mách lẻo” kẻ nói dối.

Chuyển động cơ thể

Khi nói chuyện với một người bạn cho là không thật thà, nếu 3 dấu hiệu hiệu kể trên không đủ để bạn đưa ra kết luận, hãy chuyển chủ đề và xem sự thay đổi hành vi của họ.

Nói dối sẽ gây ra ít nhiều căng thẳng, do đó khi thay đổi chủ đề, phần nào họ sẽ được giải tỏa và có phản xạ thả lỏng cánh tay, hoặc hãy để ý tốc độ nói chuyện nhanh hay chậm, mức độ “ừ”, “ờ” nhiều hay ít. Những yếu tố này sẽ thay đổi rõ rệt khi chuyển chủ đề.

Nguyễn Nguyễn

BusinessInsider

Trở lên trên