MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dấu hiệu tưởng ‘bệnh vặt’ hóa ra lại cảnh báo tử thần đột quỵ sắp đến

13-08-2020 - 13:30 PM | Sống

Chuyên gia Thanh cho biết, hầu hết các ca đột quỵ nặng đến mức tàn phế hoặc tử vong đều do bệnh nhân và người nhà xem thường dấu hiệu “xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân” mà chậm trễ cấp cứu.

Theo chuyên gia Vũ Trí Thanh, đột quỵ có thể phòng ngừa lẫn cứu sống được. Song năm nào, bệnh cũng cướp đi sinh mạng hàng trăm nghìn người và biến nhiều người khác thành tàn phế. Chủ yếu, vẫn bởi nhầm lẫn "không đáng có" dấu hiệu đặc trưng của đột quỵ với bệnh khác.

Dấu hiệu báo trước đột quỵ nhưng nhầm tưởng trúng gió, hạ canxi

Đột quỵ thường bắt đầu bằng cơn tai biến nhẹ gọi là "thiếu máu não thoáng qua", xảy ra chóng vánh chỉ vài phút đến vài giờ. Bệnh nhân bất ngờ bị xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân. Có người cầm đũa không nổi, đi không vững, không giơ nổi 2 cánh tay lên cao. Ngoài ra, có thể thêm triệu chứng méo miệng, nói khó, nuốt nghẹn, uống sặc, mắt mờ...

Sau đó, cơ thể tự hồi phục hoàn toàn trong 24 giờ. Vì sớm trở lại bình thường, nên người bệnh thường nhầm lẫn với trúng gió hoặc hạ canxi. Có người xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân khi đi nắng về, lại ngộ nhận đột quỵ với say nắng hoặc sốc nhiệt, chủ quan nghĩ nghỉ ngơi sẽ ổn mà không đi cấp cứu.

Chuyên gia Thanh làm rõ đột quỵ xảy ra khi mạch máu não bị tắc, nghẽn, vỡ,… gây chảy máu não hoặc đột ngột mất máu lên não. Bệnh nhân hôm nay có thể tắc một tiểu mạch rất nhỏ trong não khiến họ xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân. Song vài ngày sau, các cục máu đông có thể tích tụ lại làm nghẽn mạch máu não lớn hơn, sinh ra cơn đột quỵ nghiêm trọng gây hôn mê, liệt nửa người.

Dấu hiệu tưởng ‘bệnh vặt’ hóa ra lại cảnh báo tử thần đột quỵ sắp đến - Ảnh 1.

Xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân có thể là dấu hiệu của đột quỵ

Chuyên gia cảnh báo, khoảng 7% bệnh nhân thiếu máu não thoáng qua sẽ bị đột quỵ trong 1 tuần và trên 14% bệnh nhân khác bị đột quỵ trong vòng 3 tháng. Vì vậy, chúng ta không được phép chủ quan với các triệu chứng như vậy.

Tự cứu mình trước cơn đột quỵ

Để tự cứu mình trước cơn đột quỵ, chuyên gia Vũ Trí Thanh nhấn mạnh: 80% cơn đột quỵ xảy ra do cục máu đông. Trong cấp cứu, các bác sĩ thường tái thông mạch máu bằng thuốc tiêu sợi huyết tĩnh mạch hoặc lấy huyết khối bằng dụng cụ. Hiểu cơ chế này, chúng ta nên chủ động ăn uống và tập luyện hàng ngày để ngăn hình thành sợi huyết, trước khi chúng vón lại thành cục máu đông.

Dấu hiệu tưởng ‘bệnh vặt’ hóa ra lại cảnh báo tử thần đột quỵ sắp đến - Ảnh 2.

Sử dụng thực phẩm chứa enzym nattokinase ngừa hình thành cục máu đông trong lòng mạch

Người ngoài 50 tuổi, người trẻ nhiều stress… nên bổ sung Omega-3 (có trong cá, hạt, gạo huyết rồng…) làm bền thành mạch và enzym nattokinase ngừa hình thành cục máu đông trong lòng mạch (có trong món Natto, …). Gần 200 nghiên cứu trên thế giới cho thấy, enzym nattokinase hấp thụ vào máu sẽ tác động trực tiếp lên tơ huyết khiến chúng tan ra, chống hình thành cục máu đông và dự phòng đột quỵ.

Ngoài ra, enzym nattokinase còn làm sạch lòng mạch, giảm độ nhầy máu và ổn định huyết áp. Song lưu ý, nên chọn sản phẩm chứa enzym nattokinase nguyên chất, chất lượng quốc tế, có dấu mộc của Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).

Uống nhiều nước cũng làm máu bớt đặc. Nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn để tăng tuần hoàn não, giúp hạn chế hình thành cục máu đông. Song khi tập luyện về không nên tắm ngay, dễ gây vỡ mạch máu não nguy hiểm đến tính mạng.

Dấu hiệu tưởng ‘bệnh vặt’ hóa ra lại cảnh báo tử thần đột quỵ sắp đến - Ảnh 3.

TPBVSK NattoEnzym và NattoEnzym 1000 - Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông - Nguyên liệu Nhật Bản giúp cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân do thiếu máu não; giúp làm tan cục máu đông trong lòng mạch, giúp tăng tuần hoàn máu; hỗ trợ phòng ngừa bệnh lý liên quan đến cục máu đông do tắc nghẽn mạch máu.

Sản phẩm của: Công ty CP Dược Hậu Giang – Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).

Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 1633/2020/XNQC-ATTP - 2097/2020/XNQC-ATTP

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên