MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đâu là nguyên nhân khiến giá dầu lại lao dốc liên tiếp và tương lai sẽ ra sao?

29-11-2018 - 12:43 PM | Tài chính quốc tế

Các nhà đầu tư và giới giao dịch dầu lửa đều đang suy nghĩ lại về lượng dầu sẽ cung cấp cho thị trường thế giới. Hơn nữa, số lượng kho dự trữ dầu tăng sẽ gây áp lực cho giá dầu.

Chỉ mới hồi đầu tháng 10, khi các nhà phân tích đặt câu hỏi rằng liệu dầu sẽ sớm leo lên mức 100 USD/thùng hay không. Sau đó, một cánh cửa "chông gai" đã mở ra và dầu trượt giá một cách nhanh chóng, mất khoảng 1/3 giá trị chỉ trong khoảng 8 tuần. Đây là một cú sụt giá mạnh, gợi cho các nhà đầu tư về cuộc khủng hoảng giá dầu giai đoạn giữa năm 2014 và 2016. Vậy đâu là nguyên nhân của những biến động mạnh này

Nguồn cung dầu quá lớn

Đâu là nguyên nhân khiến giá dầu lại lao dốc liên tiếp và tương lai sẽ ra sao? - Ảnh 1.

Nguồn cung vượt cầu với tốc độ nhanh hơn

Điều gì đã tạo nên sự đảo lộn này? Các nhà đầu tư và giới giao địch dầu đã bất ngờ phải suy ngại lại về lượng dầu sẽ được đưa vào thị trường thế giới trong những tháng tới. Các yếu tố chính đó là sản lượng dầu của Mỹ đang bùng nổ, nguồn cung dầu có sẵn từ Iran nhiều hơn mức dự kiến do các lệnh cấm vận từ Mỹ, hơn nữa là các nhà sản xuất dầu lớn của Nga và Ả Rập Xê Út đã tăng sản lượng kể từ mùa hè vừa rồi.

Số lượng các kho dự trữ dầu tăng

Các kho dự trữ dầu đang tăng cường xây dựng tại các quốc gia không thuộc OPEC, số lượng đang vượt qua mức trung bình. Nguồn cung tăng mạnh đã khiến xu hướng tăng của giá dầu bị đảo ngược: các kho dự trữ, hoặc lượng dầu dự trữ trong các bể hoặc các con tàu, có thể sẽ một lần nữa tăng số lượng.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hiện dự đoán lượng dự trữ dầu của các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) sẽ vượt quá mức trung bình trong 5 năm. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, có thể sẽ gây áp lực nhiều hơn đối với giá dầu và thị trường giá dầu sẽ có diễn biến như hồi năm 2014.

Số lượng dầu dự trữ cao là một yếu tố gây "đau đầu" cho các nước thuộc OPEC, các nước này đã cắt giảm sản lượng trong đầu tháng 1 năm 2016 nhằm ổn định giá và chấm dứt tình trạng nguồn cung dư thừa. Việc này có hiệu quả trong vòng 2 năm. Nhưng những nỗ lực của OPEC rõ ràng đang có dấu hiệu chững lại. Điều này đã thúc đẩy những kỳ vọng về việc nhóm các nước OPEC đồng tình sẽ cắt giảm sản lượng tại cuộc họp vào ngày 6 tháng 12 tới.

Giovanni Serio, trưởng nhóm nghiên cứu tại Vitol Group, công ty buôn dầu độc lập lớn nhất thế giới, cho biết: "Có một quyết định từ phía Ả Rập và OPEC hướng đến các kho dự trữ nhằm tránh diễn biến tồi tệ như hồi 2014-2016. Nếu OPEC tiếp tục đáp ứng các điều kiện cơ bản, chúng ta nên chắc chắn rằng các kho dự trữ sẽ không "bùng nổ".

Lượng dự trữ dầu ở Mỹ tăng cao

Đâu là nguyên nhân khiến giá dầu lại lao dốc liên tiếp và tương lai sẽ ra sao? - Ảnh 2.

Những thay đổi trong sản lượng dầu thô kể từ năm 2010

Tình trạng nguồn cung dư thừa đã xảy ra ở Mỹ, nơi các kho dự trữ dầu thô được cung cấp vào trong 9 tuần liên tiếp khi sản lượng cao kỷ lục. Mỹ đang hướng tới việc trở thành nước xuất khẩu năng lượng ròng vào năm 2013, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Xuất khẩu dầu thô hàng tuần đạt mức 3 triệu thùng/ngày vào tháng 6 năm nay, đây là mức cao nhất kể từ khi lệnh cấm xuất khẩu được dỡ bỏ vào năm 2015, theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng.

Nguồn cung bị cắt giảm tạo khoảng cách lớn giữa giá dầu toàn cầu và Mỹ

Đâu là nguyên nhân khiến giá dầu lại lao dốc liên tiếp và tương lai sẽ ra sao? - Ảnh 3.

Chênh lệch giữa giá dầu thô Brent và WTI

Sự việc Mỹ trở thành một trong những nhà sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới đã chiếm ưu thế về cơ sở hạ tầng cần thiết để xuất khẩu dầu. Điều này đã dẫn đến sự khác biệt về giá dầu ở Mỹ, đo lường bởi giá dầu chuẩn của Mỹ là WTI.

Hai mức giá chuẩn có thể sẽ ngang bằng nhau vào cuối năm sau. Tuy nhiên, sau khi cơ sở hạ tầng xuất khẩu mới xây dựng đi vào hoạt động, đặc biệt là khu vực Permian tại Texas và New Mexico, sẽ giúp số lượng dầu xuất khẩu toàn cầu của Mỹ tăng lên. Ba đường ống mới đã được lắp đặt, hỗ trợ cho sản lượng của hiện tại là 1,8 triệu thùng/ngày, hướng đến thành phố Corpus Christi.

Giá dầu và các biến động có quan hệ đối nghịch

Đâu là nguyên nhân khiến giá dầu lại lao dốc liên tiếp và tương lai sẽ ra sao? - Ảnh 4.

Chỉ số biến động của dầu thô trên Sàn giao dịch quyền chọn CBOE

Giá dầu lao dốc gần đây đã khiến thị trường biến động mạnh hơn. Nói chung, có một mối quan hệ nghịch đảo giữa xu hướng của giá dầu và biến động, đó là giá dầu giảm thì biến động tăng lên. Và giá dầu được dự đoán là sẽ tiếp tục biến động trước thềm cuộc họp của OPEC vào đầu tháng 12 tới, tại đây các nước thành viên sẽ nói rõ liệu họ có cắt giảm thêm lượng dầu khỏi thị trường toàn cầu hay không.

Các thành viên OPEC đang "rất tập trung vào điều các nhà sản xuất dầu mỏ lo sợ nhất, số lượng kho dự trữ tăng và khủng hoáng giá dầu", Bob McNally, chủ tịch Tập đoàn Năng lượng Rapidan, cho biết.

Hương Giang

WSJ

Trở lên trên