MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đầu tư cho giáo dục hiện đại: Việt Nam có bắt kịp xu hướng?

24-02-2017 - 13:30 PM | Sống

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã đem đến nhiều giải pháp tối ưu và hiệu quả cho rất nhiều lĩnh vực, trong đó phải kể đến lĩnh vực giáo dục những năm gần đây

Theo kết quả khảo sát của Microsoft công bố tháng 2/2016 khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, 100% chuyên gia giáo dục công nhận vai trò quyết định của công nghệ trong quá trình cải tiến phương pháp sư phạm, chuyển đổi giáo dục trong tương lai.

Các chuyên gia giáo dục cho rằng việc áp dụng công nghệ trong giáo dục có 3 ưu điểm so với phương pháp giảng dạy truyền thống, đó là: nâng cao hiệu quả giảng dạy, nâng cao trải nghiệm học tập và nâng cao tần suất tương tác với học sinh.

Bằng chứng rõ nhất cho nền giáo dục Thế giới trong năm 2015 – 2016 là sự dẫn đầu của 4 quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và Hồng Kông đã áp dụng thành công công nghệ tiên tiến cho nền giáo dục hiện đại.

Điều dễ dàng nhìn thấy ở 4 quốc gia này là sự nỗ lực trong cải cách giáo dục suốt một thời gian dài. Hàn Quốc mất hơn 5 thập niên để cải cách giáo dục, đến nay giáo dục nước này đã trở thành một trong những đất nước dẫn đầu về giáo dục.

Nhật Bản cũng là ví dụ điển hình về những bước tiến vượt bậc trong việc số hoá giáo dục, cụ thể là năm 2016, các chuyên gia giáo dục Nhật Bản đã đã đề nghị bãi bỏ hoàn toàn việc sử dụng sách giáo khoa in giấy để chuyển sang sách giáo khoa điện tử trong một số môn học như: Khoa học tự nhiên và tiếng Anh, giúp tháo gỡ những vấn đề về kĩ năng thực hành của học sinh mà phương pháp truyền thông đang gặp phải.

Nhìn lại ngành giáo dục trong nước, Việt Nam là một trong số những đất nước có tốc độ phát triển công nghệ cao nhất tại khu vực, tuy nhiên ứng dụng công nghệ trong giảng dạy tại các trường học, trung tâm giáo dục mới bắt đầu “khởi sắc” trong vài năm trở lại đây. Một tín hiệu đáng mừng là một số Tập đoàn giáo dục trong nước bước đầu biết tận dụng sức mạnh công nghệ và kinh nghiệm của những tập đoàn giáo dục Quốc tế để áp dụng, đầu tư tại Việt Nam một cách linh hoạt và có chọn lọc.

Mới đây, SK Telecom – Tập đoàn viễn thông lớn nhất Hàn Quốc quyết định “bước chân” vào lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam với mục đích sử dụng công nghệ tiên tiến sẵn có kết hợp giáo dục Việt Nam để nâng cao, đẩy mạnh công nghệ giáo dục hiện đại trong nước. Đây là lần đầu tiên SK Telecom hợp tác với một doanh nghiệp giáo dục Việt – Tập đoàn Giáo dục Egroup nhằm đưa Chương trình Smart Coding school để giúp trẻ em Việt được học tập trên hệ thống lập trình bằng robot thông minh.

Chương trình Smart Coding School được áp dụng thành công tại Brazil, Mỹ, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Malaysia... Sự kết hợp này hứa hẹn sẽ đem đến một chương trình học toàn diện cho trẻ mẫu giáo và tiểu học Việt Nam, bởi chương trình khắc phục những hạn chế của phương pháp học truyền thống giúp các em phát triển đầy đủ các kỹ năng một cách toàn diện.

Trước đó, Tập đoàn giáo dục Chungdahm Learning – Tập đoàn giáo dục hàng đầu Hàn Quốc với Tập đoàn Giáo dục Egroup đã ký hợp tác chiến lược đầu tư trên 10 triệu USD vào Dự án Apax English - Tiếng Anh cho trẻ em tại Việt Nam với mô hình giáo dục ứng dụng công nghệ phù hợp với đặc trưng cho trẻ em Châu Á. Dự án được Egroup đầu tư và đẩy mạnh phát triển chuỗi trung tâm, năm 2016 Apax English phát triển thành công 24 trung tâm, thu hút trên 15.000 học viên.

Trong những năm qua, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng môi trường giáo dục trực tuyến lớn nhất khu vực, vượt qua Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc… Điều này cho thấy, tuy khoảng thời gian ứng dụng công nghệ trong giảng dạy tại các trường học còn khá ngắn nhưng những lợi ích của việc áp dụng công nghệ cho giáo dục đã thể hiện rõ nét qua chất lượng của đội ngũ giáo viên hay sự tiếp thu nhanh nhạy của học sinh...

Rõ ràng, những thay đổi theo chiều hướng tích cực của nền giáo dục Việt Nam trong thời gian qua không chỉ mang lại lợi ích to lớn cho người dạy và người học mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng con người và sự phát triển của giáo dục và xã hội.

Với những tiền đề mà các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã tạo được trong những năm gần đây, giáo dục Việt Nam hoàn toàn có thể kỳ vọng vào một tương lai khởi sắc trong thời gian tới.

A.D

Trí Thức Trẻ

Từ Khóa:
Trở lên trên