MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đầu tư chứng quyền khi ưa thích bluechip nhưng ngại rủi ro dịch bệnh

Đầu tư chứng quyền khi ưa thích bluechip nhưng ngại rủi ro dịch bệnh

Sản phẩm chứng quyền có bảo đảm (Chứng quyền - Covered Warrant – CW) “vừa túi tiền” với các nhà đầu tư trong khi đem lại mức lợi nhuận bằng lần như những gì đã diễn ra đầu năm. Ở thời điểm này, nếu lựa chọn đầu tư chứng quyền, nhà đầu tư cần lưu ý điều gì?

Chứng quyền có bảo đảm – cơ hội nào những tháng cuối năm?

Sau khi ra mắt cuối tháng 6/2019, quy mô thị trường chứng quyền tăng trưởng mạnh. Theo quan sát, cổ phiếu lựa chọn phát hành chứng quyền và kỳ hạn đa dạng đã thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư. Thanh khoản thị trường chứng quyền gấp hàng chục lần thời điểm đi vào hoạt động.

Khác với cổ phiếu, chứng quyền có bảo đảm "vừa túi tiền" hơn với các nhà đầu tư. Chỉ với số tiền nhỏ vài triệu đồng, nhà đầu tư đã có thể tham gia thị trường với chứng quyền của các mã bluechip. Về cơ hội, nếu như quan sát trong hơn một năm trở lại đây khi thị trường chứng khoán tăng mạnh và liên tục thiết lập đỉnh lịch sử mới, những mã chứng quyền tăng giá bằng lần so với giá phát hành không hiếm gặp.

Trong những tháng đầu năm, sự thăng hoa của các mã vốn hóa lớn rổ VN30 tiêu biểu là nhóm ngân hàng đã giúp những nhà đầu tư chứng quyền kiếm bộn. Thời điểm đầu quý II, thị trường ghi nhận 20 chứng quyền có mức tăng trên 100% so với giá phát hành, trong đó có tới 8 mã chứng quyền do SSI phát hành. Nổi bật nhất nửa đầu năm là 3 mã chứng quyền CHPG2014, CSTB2014, CMBB2010 với mức sinh lời tối đa trong vòng đời lên tới trên 500% so với giá chào sàn.

Đầu tư chứng quyền khi ưa thích bluechip nhưng ngại rủi ro dịch bệnh - Ảnh 1.

10 mã chứng quyền do SSI phát hành vừa chính thức niêm yết ngày 27/8 vừa qua. Nguồn: SSI.

Sau những đợt phát hành khá "mát tay", mới đây, SSI có liên tiếp hai đợt phát hành với tổng số lượng lớn nhất từ trước đến nay, 16 mã – tương đương 170 triệu đơn vị. Các chứng quyền được công ty phát hành dựa trên các bluechip như HPG, VIC, VRE, MSN, FPT, MWG, PNJ, VHM, VJC, VNM, NVL, KDH cùng nhóm ngân hàng (VPB, MBB, TCB, STB).

Đầu tư chứng quyền khi ưa thích bluechip nhưng ngại rủi ro dịch bệnh - Ảnh 2.

6 mã chứng quyền do SSI phát hành đợt 2 tháng 8/2021

Kỳ hạn của tất cả các chứng quyền do SSI phát hành là 5 tháng, tương đương thời điểm đáo hạn vào đầu năm 2022. Điều này đồng nghĩa với việc nhà đầu tư phải có những dự báo giá cổ phiếu vào thời điểm cuối năm để đưa ra quyết định. Mặt khác, sau giai đoạn thị trường tăng giá mạnh, một câu hỏi được đông đảo nhà đầu tư quan tâm đó là thị trường chứng quyền liệu còn hấp dẫn và những rủi ro gì cần lưu ý ở thời điểm này.

Trước hết cần phân tích về triển vọng chung của thị trường chứng khoán Việt Nam. Bởi sản phẩm chứng quyền ở Việt Nam là một chiều quyền chọn Mua. Trong kịch bản "nước lên, thuyền lên", thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh sẽ kéo theo mức sinh lợi "không tưởng" của các chứng quyền như đã thấy đầu năm.

Theo ông Nguyễn Đức Thông – GĐ Giao dịch phái sinh – CTCP Chứng khoán SSI, đặt trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, việc lặp lại sự tăng trưởng mạnh mẽ đối với thị trường chứng khoán Việt Nam như đã diễn ra ở nửa đầu năm 2021 vẫn là một dấu hỏi. Chỉ số thị trường nói chung cuối năm có thể không biến động nhiều, nhưng nhà đầu tư có thể thấy một sự chuyển dịch của dòng tiền từ nhóm cổ phiếu đã tăng trưởng mạnh của nửa đầu năm sang nhóm cổ phiếu thể hiện yếu hơn.

Điều này cho thấy thị trường sẽ phân hóa, VN-Index có thể không biến động nhiều khi một số mã ngược dòng tăng mạnh trong khi có những mã đi ngang hoặc giảm điểm hãm lại chỉ số. Với diễn biến này, việc đánh giá và dự báo của những nhà đầu tư với từng mã sẽ quan trọng hơn.

Trên thị trường chứng quyền, các mã phát hành dựa trên cổ phiếu ngân hàng từng được NĐT ưa thích với mức lợi nhuận cao. Ở thời điểm này, chuyên gia của SSI cho rằng, trên phương diện sản phẩm đòn bẩy cao và đầu cơ ngắn hạn, chứng quyền trên cổ phiếu ngân hàng vẫn có thể mang lại những cơ hội giao dịch tốt cho nhà đầu tư dù cổ phiếu ngân hàng rơi vào xu hướng giảm giá.

Lưu ý với nhà đầu tư chứng quyền

Những phân tích trên để thấy thị trường chứng quyền vẫn luôn có cơ hội, nhưng rủi ro là không thể tránh khỏi. Do vậy, nếu nhà đầu tư chọn giao dịch chứng quyền Mua với mục đích phòng ngừa rủi ro, có thể sử dụng trên phương diện giúp thu nhỏ phần vốn đầu tư bỏ vào thị trường, rút vốn đầu tư khỏi cổ phiếu và chuyển một phần vốn sang các chứng quyền tương ứng trên những mã cổ phiếu này.

Bằng cách làm đó, nếu giá cổ phiếu diễn biến phù hợp với nhận định, nhà đầu tư vẫn có thể đạt được mức sinh lời như đối với việc giữ nguyên trạng trên cổ phiếu, còn khi cổ phiếu cơ sở giảm giá, nhà đầu tư chỉ chịu rủi ro trên phần vốn đầu tư bỏ vào sản phẩm chứng quyền.

Một lợi điểm khác của sản phẩm là sẽ không bao giờ bị gọi ký quỹ (margin call), nên nhà đầu tư khi rơi vào tình huống bất lợi vẫn có thể tiếp tục nắm giữ, chờ cơ hội cổ phiếu cơ sở tăng lại để thoát vị thế.

Qua trao đổi với chuyên gia của Chứng khoán SSI – đơn vị dẫn đầu về phát hành chứng quyền, một số "mẹo" nhà đầu tư có thể tham khảo như phân bổ tỷ trọng hợp lý, đánh giá thanh khoản của chứng quyền, yếu tố cơ bản của cổ phiếu và giá trị thời gian của chứng quyền. Cùng với đó là việc xác định thời điểm chứng quyền có thể giao dịch trên thị trường thứ cấp (HOSE).

Trường hợp nhà đầu tư muốn chọn nắm giữ chứng quyền tới đáo hạn hoặc nắm giữ qua đợt phát hành sơ cấp (IPO), nên lựa chọn chứng quyền đã ITM (giá thị trường cao hơn hẳn giá thực hiện) và chọn chứng quyền dựa trên chứng khoán cơ sở có nền tảng tốt và giá mục tiêu của cổ phiếu này cho giai đoạn nắm giữ ở mức hấp dẫn so với hiện tại.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên