Đầu tư giá trị trở lại với Trung Quốc nhờ công của... ông Trump
Cú sốc thương mại đã giúp làm mới sức hấp dẫn của những doanh nghiệp Trung Quốc có thể sống sót sau địa chấn.
- 08-05-2019Tham vọng thống trị toàn cầu của Trung Quốc "tả tơi" vì ông Trump
- 07-05-2019Bloomberg: Tổng thống Trump nổi giận vì Trung Quốc "trở mặt"
- 06-05-2019Ông Trump: Nhiệm kỳ tổng thống của tôi "bị đánh cắp"
- 06-05-2019Niềm vui ngắn chẳng tày gang, sự phục hồi của thị trường toàn cầu bị vùi dập sau 2 tweet của ông Trump
- 06-05-2019Trung Quốc cân nhắc hủy đàm phán thương mại với Mỹ sau lời đe dọa của ông Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump được coi là người có công lớn trong việc đưa đầu tư giá trị trở lại Trung Quốc. Các mối đe dọa thương mại mới nhất từ ông Trump đã khiến các nhà đầu tư Trung Quốc giật mình tỉnh giấc từ một bữa tiệc kéo dài suốt 3 tháng qua, khi thị trường tăng mạnh nhờ các biện pháp can thiệp của chính phủ. Những chiến lược đi tiền, vốn hoạt động tốt vài tháng trước, bỗng trở thành nguyên nhân khiến nhiều người mất tiền.
Gọi nó là yếu tố đảo ngược, những cổ phiếu nhỏ đã không còn hấp dẫn. Thay vào đó, những công ty hoạt động tốt, có lợi nhuận, vốn bị các nhà đầu tư xa lánh hồi đầu năm, lại trở thành những cổ phiếu tăng trưởng ổn định trong sóng gió. Làn sóng này chính thức được thổi lên hồi tháng 4 vừa qua.
Cho đến lúc này, gần như tất cả trong số 3.000 doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đã công bố doanh thu và lợi nhuận tháng 3. Chúng nhìn có vẻ không tệ. Các doanh nghiệp tăng trưởng thu nhập trung bình là 10%, phục hồi so với mức giảm năm 2018. Doanh số của các doanh nghiệp cũng tăng trung bình khoảng 12%.
Nền kinh tế Trung Quốc đã có những dấu hiệu ổn định, với sản lượng công nghiệp tăng mạnh nhất kể từ năm 2014 và tăng trưởng tín dụng đạt gần 40%. Các công ty đang phát triển và các ngân hàng dường như đang có thể tiếp tục cho vay trở lại.
Các doanh nghiệp Trung Quốc chứng kiến sự tăng trưởng tiêu cực của dòng tiền tự do kể từ năm 2016.
Các công ty tài chính cũng báo cáo mức tăng trưởng lợi nhuận tốt nhất, điều chẳng có gì ngạc nhiên khi thị trường chứng khoán và trái phiếu của Trung Quốc hồi sinh trong quý đầu tiên. Chẳng hạn như Bank of China Ltd, doanh nghiệp này đã báo cáo thu nhập ngoài lãi tốt nhất trong một thập kỷ nhờ lợi nhuận đến từ thị trường trái phiếu.
Bắc Kinh đã nhiều lần lặp lại cam kết giúp đỡ các doanh nghiệp tư nhân nhỏ, vốn là khu vực chịu nhiều gánh nặng của cuộc chiến thương mại. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chưa được hưởng lợi nhiều từ các cam kết này. Trên thực tế, các công ty càng nhỏ thì thu nhập càng thấp. Trong khi đó, 50 công ty lớn nhất niêm yết trên Shanghai Composite, vốn chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, đều có mức tăng trưởng lợi nhuận lên tới 11,1% trong quý vừa qua. Các doanh nghiệp trong chỉ số ChiNext, vốn được coi là Nasdaq của Trung Quốc, lại có mức giảm 13,6%.
Trong một nền kinh tế chìm giữa những báo động đỏ, tiền mặt là vua. Tuy nhiên, tiền mặt luôn khó kiếm với các doanh nghiệp Trung Quốc. Trong khi thu nhập đang tăng lên, dòng tiền hoạt động vẫn không thay đổi. Điều này có thể phần nào phản ánh các công ty sử dụng các danh mục không tiền mặt để trang trí tài khoản của họ.
Tuy nhiên, nó có thể báo hiệu một vấn đề sâu sắc hơn: thu về tiền mặt là vấn đề lâu dài ở Trung Quốc. Các doanh nghiệp thường phải đối mặt với việc chậm thanh toán, đặc biệt là những dịch vụ phục vụ lĩnh vực công.
Ngoài ra, dù đã cố gắng hết sức nhưng nhà chức trách Trung Quốc cũng không thể ngăn chặn được việc sụt giảm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, một thước đo để thấy cách công ty sử dụng đồng vốn có hiệu quả hay không. Trong các công ty phi tài chính, mức này 6,7% cho giai đoạn 12 tháng kết thúc vào tháng 3, mức thấp nhất trong 8 năm qua.
Công bằng mà nói, đó là một vấn đề khó khăn. Các công ty có nhiều nguyên do khác nhau khiến lợi nhuận trên vốn sụt giảm. Trong khi đó, Trung Quốc đang có những vấn đề. Một là sự ảnh hưởng bởi tình trạng dư thừa và bên kia là sự dễ tổn thương trước những thăng trầm của chu kỳ tín dụng nước này.
Mức giảm của Chứng khoán Trung Quốc bị tác động bởi Chiến tranh Thương mại và mức tăng khi PBOC cắt giảm tỷ lệ dự trữ.
Nhìn lại cú tăng năm nay, chứng khoán Trung Quốc chỉ cất cánh sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tuyên bố cắt giảm tỷ lệ dự trữ vào tháng Giêng. Tuy nhiên, vấn đề xảy ra vào hồi trung tuần tháng 4, khi các trader bắt đầu nhận ra Ngân hàng Trung ương sẽ không "xả lũ". Khi kết quả quý 1 được đưa ra, chuông báo động reo. Không có cách khắc phục nào dễ dàng cho việc thu nhập yếu. Các gói kích thích của Bộ tài chính và sự nới lỏng của Ngân hàng Trung ương đã không giúp hồi sinh.
Khi van mở và dòng tiền chảy tự do, lợi nhuận hầu như không phải vấn đề. Tuy nhiên, khi nó trở nên khó khăn hơn, đây lại là chuyện khác. Trong điều kiện như vậy, có thể hiểu rằng các nhà đầu tư cần những lựa chọn an toàn, đó là các doanh nghiệp lớn với với thu nhập tăng.
Hầu hết các doanh nghiệp được niêm yết ở Trung Quốc không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi căng thẳng thương mại. Doanh số từ Mỹ chỉ chiếm 4,3% tổng doanh thu của họ. Tuy nhiên, do nền kinh tế đã rất mong manh nên bất kỳ cú sốc ngoại sinh nào, bao gồm cả các dòng tweet của ông Trump, đều khiến nó gặp vấn đề.
Trong khi đó, điều kiện thanh khoản chứ không phải căng thẳng thương mại mới là động lực chính cho chứng khoán Trung Quốc tính đến giữa tháng 4, khi các cổ phiếu loại A bắt đầu công bố báo cáo thu nhập quý.
Sự hưng phấn có được chỉ sau vài ly cảm sủi nhưng buổi sáng hôm sau chúng ta lại đau đầu. Tất nhiên, biện pháp khắc phục tốt nhất cho tình trạng nôn nao này là giữ nước và may mắn PBOC có nhiều thanh khoản để phân phối. Cho đến khi nó quyết định làm như vậy, các nhà đầu tư cần giữ vững tâm lý và những cổ phiếu giá trị của họ.