MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đầu tư khủng từ Thái Lan và tương lai năng lượng tái tạo cho Việt Nam

Chủ tịch B.Grim nói với Nikkei Asian Review: "Chúng tôi thấy các cơ hội lớn ở Việt Nam, dự báo tăng trưởng GDP cao trên 6,5% và tăng trưởng FDI rất mạnh, có thể sẽ tiếp tục trong những năm tiếp theo. Nhu cầu điện được dự báo sẽ tăng từ mức dưới 50 GW vào năm ngoái lên gần 130 GW vào năm 2030".

B. Grimm Group - tập đoàn công nghiệp lâu đời nhất của Thái Lan, đã bắt đầu vận hành hai nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất Đông Nam Á, cả hai đều đặt tại Việt Nam. 

Hai nhà máy đã đi vào hoạt động vào tháng trước và sẽ nâng tỷ lệ năng lượng mặt trời trong danh mục năng lượng của B. Grimm lên gần 30%, đưa công ty tiến một bước gần hơn tới mục tiêu tăng gấp đôi công suất phát điện lên 5.000 MW vào năm 2021.

Nhà máy Dầu Tiếng 420 megawatt ở tỉnh Tây Ninh và nhà máy năng lượng mặt trời Phú Yên, có công suất 257 MW, bao phủ 504 ha và 300 ha - đã trở thành nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất ở Đông Nam Á về quy mô, và lớn thứ hai về trị giá đầu tư khoảng 677 triệu USD của Tập đoàn B.Grim. 

Chủ tịch kiêm CEO của B.Grimm Power - bà Preeyanart Soontornwata đang nhìn thấy tiềm năng trong nhu cầu năng lượng, bao gồm cả năng lượng tái tạo của Việt Nam.

Preeyanart nói với Nikkei Asian Review: "Chúng tôi thấy các cơ hội lớn ở Việt Nam, dự báo tăng trưởng GDP cao trên 6,5% và tăng trưởng FDI rất mạnh, có thể sẽ tiếp tục trong những năm tiếp theo. Nhu cầu điện được dự báo sẽ tăng từ mức dưới 50 GW vào năm ngoái lên gần 130 GW vào năm 2030".

Danh mục đầu tư năng lượng của Việt Nam là khoảng 35% than, 35% thủy điện, 26% dầu và khí tự nhiên và 4% năng lượng tái tạo phi thủy điện. 

Chính phủ bắt đầu hỗ trợ năng lượng tái tạo một cách nghiêm túc kể từ hai năm trước khi tạm gác kế hoạch điện hạt nhân. Mặc dù than có thể sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu năng lượng nhưng đã có sự hạn chế với một số dự án điện than và Việt Nam rất muốn tăng cường sử dụng khí đốt tự nhiên làm nguồn năng lượng. 

Giá cổ phiếu của B. Grimm tăng 27% sau thông báo rằng hai nhà máy đã hoàn thành đúng thời hạn. Tâm lý nhà đầu tư tiếp tục phấn khích bởi tuyên bố: "dự báo thu nhập cốt lõi kỷ lục trong quý III năm 2019 được thúc đẩy bởi sự đóng góp từ các nhà máy năng lượng mặt trời tại Việt Nam", Bualuang Securities đưa tin. 

Hai nhà máy năng lượng mặt trời tại Việt Nam được xây dựng trong chỉ sáu tháng bởi hai nhà thầu năng lượng mặt trời lớn nhất của Trung Quốc - Energy China và Power China. "Chúng tôi theo dõi tiến độ gần như mỗi ngày," Preeyanart, một trong số ít nữ CEO trong ngành năng lượng cho biết. "Chúng tôi đã rất nỗ lực. Mỗi nhà máy chúng tôi đã xây dựng (trừ một nhà máy thủy điện nhỏ ở Lào) chúng tôi luôn hoàn thành trước thời gian và dưới ngân sách. Dự án này cũng nằm trong ngân sách".

B. Grimm đã ký một thỏa thuận hợp tác công tư cho các dự án với Điện lực Việt Nam (EVN). Các nhà máy mới cũng được hưởng lợi từ sự gần gũi của họ với hai nhà máy thủy điện đã được kết nối với lưới điện quốc gia - đảm bảo đường dây truyền tải vào lưới điện là một trong những thành phần quan trọng của một nhà máy năng lượng tái tạo thành công tại Việt Nam. 

Giống như B. Grimm, SPUC gần đây đã xây dựng một nhà máy điện mặt trời tại Việt Nam. Nhà máy Mũi Né ở tỉnh Bình Thuận có công suất lắp đặt 40 MW và bắt đầu hoạt động vào ngày 4 tháng 6, sau thời gian xây dựng tám tháng. Nhà máy này sẽ tạo ra khoảng 68 triệu kilowatt giờ điện và góp phần giảm 55.447 tấn khí thải CO2 mỗi năm, theo SPUC. 

Hoàng An

Nikkei Asian Review

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên