Đây có phải là mối đe dọa lớn tiếp theo đối với nhu cầu dầu?
Ảnh minh họa.
Tăng trưởng thương mại hàng hải toàn cầu đang chậm lại là một dấu hiệu cho thấy sự suy thoái kinh tế toàn cầu đang diễn ra.
- 06-10-2022Càng khám phá càng phát hiện trữ lượng khủng, ai là người hưởng lợi nhất tại quốc gia 'không có gì ngoài dầu'?
- 05-10-2022Đâu mới là đỉnh của dầu?
- 04-10-2022Châu Âu đặt cược lớn vào nguồn năng lượng độc đáo bậc nhất trên Trái Đất
Tăng trưởng sản xuất ở Mỹ đã chậm lại trong tháng 9 xuống mức thấp nhất kể từ khi sự phục hồi sau đại dịch bắt đầu, một dấu hiệu khác cho thấy nền kinh tế nước này đang hạ nhiệt trong bối cảnh Fed mạnh tay tăng lãi suất.
Theo các nhà phân tích, nếu xu hướng này tiếp tục trong những tháng tới, điều đó có nghĩa là một cuộc suy thoái đang đến với Mỹ.
Tuy nhiên, hầu hết đều tin rằng đó có thể là một cuộc suy thoái nhẹ, hoặc ít nhất là một cuộc suy thoái rất ngắn, có thể không ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu dầu.
Các tổ chức dự báo lớn, chẳng hạn như Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng (EIA), tiếp tục kỳ vọng nhu cầu dầu sẽ tăng trưởng qua từng năm trong cả năm 2022 và 2023.
Tuy nhiên, thị trường dầu đang tập trung vào lo ngại suy thoái thay vì dựa trên các yếu tố cơ bản, như Giám đốc điều hành Amin Nasser của Saudi Aramco nhận định vào đầu tuần này. Ông Nasser cho biết thị trường hiện đang bỏ qua công suất dự phòng toàn cầu rất thấp và thực tế là các nhà sản xuất sẽ phải vật lộn với nguồn cung dầu một khi các nền kinh tế phục hồi.
Các nền kinh tế sớm hay muộn cũng sẽ phục hồi từ tốc độ tăng trưởng chậm lại hiện nay. Một số nền kinh tế lớn của châu Âu, bao gồm Đức, đang đứng trước bờ vực suy thoái.
Câu hỏi đặt ra là liệu các nền kinh tế, kể cả Mỹ, có chứng kiến một "cuộc hạ cánh khó khăn" so với mục tiêu của Fed. Theo nhà phân tích thị trường John Kemp của Reuters, dữ liệu mới nhất về hoạt động sản xuất của Mỹ cùng với việc thắt chặt tiền tệ và lo ngại suy thoái "làm tăng đáng kể xác suất hạ cánh khó khăn hơn".
Theo khảo sát mới nhất của Viện Quản lý Cung ứng (ISM), lĩnh vực sản xuất của Mỹ tiếp tục mở rộng trong tháng 9, nhưng ở mức thấp nhất kể từ sự phục hồi sau đại dịch bắt đầu.
Ảnh minh họa.
Timothy Fiore, Chủ tịch Ủy ban Khảo sát Kinh doanh Sản xuất ISM, cho biết nhu cầu giảm bớt, Chỉ số Đơn đặt hàng mới giảm và Chỉ số Đơn hàng xuất khẩu mới cho thấy sự sụt giảm trong tháng thứ 2 liên tiếp.
Tin tốt là hoạt động sản xuất đã mở rộng trong tháng thứ 28 liên tiếp. Tin xấu là tốc độ mở rộng diễn ra chậm nhất kể từ tháng 5/2020, thời điểm đỉnh điểm của cuộc suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra.
Bình luận về dữ liệu kinh tế Mỹ gần đây nhất, Jennifer Lee, nhà kinh tế cấp cao tại BMO Capital Markets nói với Reuters rằng "Tất cả đều do chi phí vay cao hơn và nhu cầu yếu hơn".
Một cuộc suy thoái nhẹ có thể không làm giảm nhu cầu dầu đáng kể, đặc biệt nếu việc chuyển đổi từ khí đốt sang dầu diễn ra trên khắp châu Âu và châu Á tăng tốc trong mùa đông năm nay trong bối cảnh thiếu khí đốt tự nhiên.
Tuy nhiên, những dấu hiệu đáng buồn về sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã xuất hiện trong những tuần gần đây.
Tháng trước, FedEx báo cáo số liệu hàng quý thấp hơn kỳ vọng của hãng này do kinh tế vĩ mô suy yếu ở châu Á và những thách thức về dịch vụ ở châu Âu. Trong bối cảnh kỳ vọng về một môi trường hoạt động tiếp tục biến động, FedEx đã rút lại dự báo thu nhập năm tài chính 2023 từ tháng 6.
Ngoài ra, tăng trưởng thương mại hàng hải toàn cầu đang chậm lại là dấu hiệu cho thấy kinh tế toàn cầu đang giảm tốc và suy thoái ở các thị trường lớn có thể sớm thành hiện thực, đe dọa tới nhu cầu dầu mỏ.
Theo hãng cung cấp dữ liệu vận chuyển Xeneta, Chỉ số Vận chuyển Xeneta toàn cầu trong tháng 9 đã chứng kiến sự sụt giảm so với tháng 8 lần đầu tiên kể từ tháng 1/2022 với mức giảm là 1,1%.
Tuy nhiên, những tập đoàn kinh doanh hàng hóa và dầu thô cho biết nhu cầu dầu vẫn ổn.
Các nhà kinh tế và nhà nghiên cứu tại các hãng giao dịch hàng đầu tại Hội nghị dầu thô châu Âu Argus ở Geneva cho biết nhu cầu dầu toàn cầu vẫn phục hồi bất chấp các nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại và có khả năng giữ vững ngay cả khi suy thoái xảy ra. Tiêu thụ dầu đã tăng bất ngờ trong những tháng gần đây và không có sự phá hủy nhu cầu đáng kể như dự kiến trước đây.
Saad Rahim, nhà Kinh tế trưởng của Trafigura cho biết: "Tất cả các yếu tố khác nhau đều cho thấy, có thể chúng ta đang đi vào giai đoạn suy thoái nhưng nó sẽ ngắn hơn và không sâu như những gì mọi người nghĩ".
Tham khảo: Oilprice
Nhịp sống thị trường