MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dạy con theo phương pháp mới tại Học Viện Anh Quốc (UK Academy)

29-04-2017 - 08:00 AM | Sống

Nằm trong chuỗi hội thảo giáo dục Trái Tim Cha Mẹ - Tương Lai Con Trẻ, trong hai ngày 22 và 23/04/2017, Học viện Anh Quốc (UK Academy) thuộc Tập đoàn Giáo dục Nguyễn Hoàng (NHG) đã tổ chức hội thảo chuyên đề “Dạy con tư duy độc lập và sống có trách nhiệm” tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Vũng Tàu, với sự tham gia của hai diễn giả hàng đầu về Giáo dục học là TS. Nguyễn Thị Bích Hồng - Giảng viên trường Đại học Sư phạm TP. HCM và Ths. Tô Nhi A - Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm TW TP. HCM cùng đại diện lãnh đạo Tập đoàn (NHG) và gần 1.000 phụ huynh và học học sinh.

Thay đổi quan điểm dạy con từ nhiều phía

Tại TP. Hồ Chí Minh TS. Nguyễn Thị Bích Hồng đã chia sẻ thẳng thắn làm thế nào để giúp trẻ hình thành thói quen tư duy độc lập, đưa ra chính kiến, biết tự chịu trách nhiệm cũng như sống có trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội. Những kỳ vọng quá lớn của các bậc cha mẹ vô hình dung đã gây nên những áp lực cho trẻ ngay từ nhỏ. Những thói quen tưởng chừng như “bình thường” như quyết định thay con, chiều chuộng con quá mức, không lắng nghe con và luôn xem trẻ là “con nít” … là những “lỗi phổ biến” mà các bậc cha mẹ Việt hay mắc phải trong quá trình nuôi dạy con. Đây là những yếu tố triệt tiêu khả năng tư duy độc lập của trẻ cũng như đẩy trẻ vào lối sống ỷ lại, thiếu trách nhiệm.

Do vậy, việc giáo dục tư duy cho trẻ cần có sự liên kết và phối hợp đồng bộ giữa gia đình và nhà trường. “Chúng ta bảo bọc, chăm lo quá, không giao trách nhiệm cho con nên hầu như con không biết làm gì cả. Chúng ta cũng bị thành tích nhà trường cuốn theo vì thế o ép con học để đạt điểm cao, và phải học vẹt theo những điều có sẵn. Điều nãy dẫn đến hệ lụy trẻ không dám phát biểu ý kiến, không dám bảo vệ chính kiến, thiếu quyết đoán, để người khác quyết định thay” - bà Hồng nói thêm.

Hãy để trẻ làm việc và chịu trách nhiệm

Để hình thành tư duy độc lập và trách nhiệm ở trẻ, TS. Nguyễn Thị Bích Hồng cho rằng đây là cả một quá trình dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn. Từ việc lắng nghe ý kiến của con, tôn trọng suy nghĩ của con, đừng coi thường và vội dè bỉu ý kiến con trẻ. Trẻ con cần sống với cảm xúc và mơ ước cho nên các bậc cha mẹ cần hướng dẫn cách thể hiện chứ không cấm đoán. Trẻ phát biểu có gì đúng, hay thì chúng ta phải khen ngợi. Khi con có thắc mắc hãy chia sẻ ý kiến của mình và con có thể thảo luận cùng nhau.

Phải giao việc và giao trách nhiệm cho trẻ, chẳng hạn việc chăm sóc bản thân, làm việc nhà và những việc liên quan đến bản thân mình để từ đó dạy con chịu trách nhiệm với bản thân, biết bảo vệ phẩm giá của mình, có trách nhiệm với gia đình và cộng đồng. Có thể trẻ sẽ thất bại những lần đầu nhưng đó cũng là một bài học đáng giá giúp trẻ trưởng thành hơn”, bà Hồng nói thêm.

Trong khi đó tại Vũng Tàu, Ths. Tâm lý Tô Nhi A cho rằng: “Phụ huynh cần trao quyền cho con, đặt ra những yêu cầu vừa sức, không “định khuôn” phát triển cho con, hỏi con “vì sao” trước khi đánh giá. Nhưng trước tiên mỗi bậc cha mẹ nên hiểu rõ sự cần thiết để trẻ tự suy nghĩ và tôn trọng ý kiến của con, đừng để tình yêu thương bao bọc con trong định kiến của chính mình”.

Đào tạo con người nhân văn toàn diện

Hiểu rõ khác biệt về mặt văn hoá trong cách dạy con Việt Nam, Ths. Quản lý Giáo dục Lê Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc điều hành UK Academy, cho biết: “Triết lý giáo dục 5H của UK Academy bao gồm các yếu tố: Heart - cảm xúc và ứng xử tích cực, Head - tri thức và tư duy, Health - thể chất và tinh thần, Hand - thói quen và hành vi, bốn yếu tố trên tạo nên Human - con người nhân văn toàn diện. Đó là những yếu tố căn bản nhất tạo nên nền tảng phát triển cho mỗi trẻ em. UK Academy khao khát xây dựng các môi trường giáo dục gắn với nền tảng này, tuy nhiên chỉ nhà trường thôi là chưa đủ. Gia đình mà trực tiếp là các bậc cha mẹ luôn là phần không thể tách rời của môi trường giáo dục. Vì vậy, chúng tôi tổ chức chuỗi hoạt động hội thảo giáo dục với nhiều chủ đề thiết thực để song hành cùng cha mẹ trên con đường tạo dựng tương lai cho con trẻ”.

A.D

Trí Thức Trẻ

Từ Khóa:
Trở lên trên