MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đây là các sản phẩm BĐS phù hợp “làm giàu nhanh”, bước đi của nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi

15-02-2022 - 09:22 AM | Bất động sản

Đây là các sản phẩm BĐS phù hợp “làm giàu nhanh”, bước đi của nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi

Theo ông Lê Quốc Kiên, nhà tư vấn, nhà đầu tư kì cựu tại Tp.HCM, mỗi nhà đầu tư sẽ có mục tiêu ưu tiên khác nhau, có người cần sự an toàn, giữ tài sản tránh mất giá đồng tiền; có người chủ đích làm giàu.

Nhà đầu tư nà cho rằng, giai đoạn từ nay đến năm 2023, có một số phương án cho nhà đầu tư. Trong đó, phương án đầu tư "cần sự an toàn" có thể sẽ lên ngôi.

Theo đó, lựa chọn này cần các sản phẩm có thể thanh khoản nhanh chóng, dễ dàng. Để thanh khoản tốt thì sản phẩm phải có pháp lý rõ ràng; Có thể sử dụng được ngay, ví dụ như nhà phố, chung cư có thể ở hay cho thuê ngay, nhà xưởng có thể cho thuê ngay, hay nhà cho thuê có thu nhập đều,...Đặc biệt, sản phẩm được ngân hàng sẵn sàng cho vay trên 70% giá thị trường (Thường ngân hàng định giá bằng 80% - 90% giá thị trường và cho vay 70% - 90% định giá này). Chằngg hạn, tài sản 5 tỷ được định giá 4,5 tỷ và cho vay trên 3,5 tỷ là tài sản tốt.

Cùng với đó, theo ông Kiên, trong bối cảnh thị trường này, các sản phẩm phù hợp cho ưu tiên "làm giàu nhanh" như: Pháp lý chưa chắc chắn (BĐS hình thành tương lai), đất nền ở xa mua xong để đó chờ tăng giá không sử dụng liền, hoặc BĐS nghỉ dưỡng đang quá dư cung – thiếu cầu,… sẽ phù hợp với những người có tiền nhàn rỗi, không bị áp lực đòn bẩy ngân hàng, và có thể không cần đụng tới khoản tiền này trong thời gian ít nhất đến 2023-2024. Đây chính là phương án phù hợp với những NĐT có dòng tài chính tốt.

Cũng theo nhà đầu tư này, thị trường BĐS sẽ phục hồi hoàn toàn vào năm 2024. Từ tháng 2/2022 cho đến cuối năm 2022, các doanh nghiệp bắt đầu tái cơ cấu, đẩy mạnh lại hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), nền kinh tế từ đáy quay đầu hồi phục trở lại.

Theo đó, nhà đầu tư BĐS là các chủ doanh nghiệp  không thể dồn tiền vào mua BĐS rồi ngồi chờ tăng giá, mà còn phải thu về nguồn tiền trú ẩn, đầu cơ từ BĐS để khôi phục hoạt động SXKD. Rõ ràng, khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh tạo dòng tiền quan trọng hơn là chôn vốn trong BĐS.

Bên cạnh đó, sau vài năm tăng trưởng và tiền được dồn nhiều vào BĐS, lúc này sẽ có nghịch lý diễn ra trên thị trường là chủ doanh nghiệp nào cũng có tài sản, cũng giữ BĐS nhưng lại có rất ít tiền để xốc lại hoạt động SXKD.

Còn đối với các nhà đầu tư là người đi làm thuê, hơn 2 năm dịch bệnh cũng đã tàn phá nặng nề thu nhập và túi tiền tích lũy – Nguồn vốn để đầu tư BĐS của họ; đôi khi còn có cả sự mất mát bạn bè người thân trong gia đình nên xu hướng phòng thủ, phòng ngừa rủi ro được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, việc tích trữ tiền mặt hoặc các tài sản tương đương tiền có tính thanh khoản cao sẽ được ưu tiên.

Đến năm 2023, theo ông Lê Quốc Kiên, hoạt động SXKD ổn định, tiền thặng dư từ các nguồn thu nhập bắt đầu hồi phục công lực. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là giai đoạn tích lũy tiền để ưu tiên phòng thủ cho doanh nghiệp, gia đình và bản thân trước những biến cố có thể ập đến bất thình lình. Và đến năm 2014, Thị trường BĐS mới chính thức hồi phục.

https://cafef.vn/day-la-cac-san-pham-bds-phu-hop-lam-giau-nhanh-buoc-di-cua-nha-dau-tu-co-tien-nhan-roi-20220215082113501.chn

Bảo Anh

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên